Mỗi Tháng, Hàng Ngàn Tấn Đường Nhập Lậu Vào Việt Nam

Hiện nay lượng đường tồn kho rất lớn, trước đây mỗi tháng doanh nghiệp có thể tiêu thụ 130.000 -140.000 tấn đường, nhưng hiện chỉ tiêu thụ được trên 60.000 tấn.
Phát biểu tại diễn đàn các doanh nghiệp nông nghiệp, được Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 15-10 ở Hà Nội, chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN Nguyễn Thành Long cho biết hiện lượng đường tồn kho rất lớn, trước đây mỗi tháng doanh nghiệp có thể tiêu thụ 130.000-140.000 tấn đường, nhưng hiện chỉ tiêu thụ được trên 60.000 tấn, số còn lại là thị phần của đường lậu.
Theo ông Long, đường lậu đã vào VN với số lượng lớn, vận chuyển một cách công khai. “Hiệp hội Mía đường đã có một báo cáo dày về lượng đường lậu, địa điểm tập kết hàng lậu, tên và số điện thoại chủ buôn đường lậu, địa chỉ mua đường lậu, mạng lưới buôn đường lậu... nhưng đến nay vẫn không cơ quan nào xử lý triệt để.
Chúng tôi cũng đã gửi báo cáo này đến Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc” - ông Long cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, xã vận động nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển một số đất trồng mía sang trồng rau rồi thành lập tổ hợp tác (THT) Rau an toàn tại 3 thôn Ninh An, Phước Hưng Nam và Thạch Nham Tây, nhưng quy mô, hiệu quả nhất là vùng rau Ninh An.

Tình hình nắng hạn kéo dài từ giữa năm 2014 đến nay đã gây ảnh hưởng đến năng suất nhiều loại cây trồng của người nông dân trong tỉnh. Mặc dù là loại cây chịu hạn tốt nhưng với người trồng mía trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), địa phương được xem là “thủ phủ” mía của cả tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Hiện, giá hạt quế được các thương lái thu mua tại chỗ là 280.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay (mức giá trung bình những năm trước chỉ đạt 70.000 đồng/kg). Ước tính hết vụ quế này, người trồng quế Nậm Đét có thể thu về 5 tỷ đồng từ bán hạt quế.

Nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thu hoạch hành tím vụ đông xuân được 1.050 ha, năng xuất bình quân trên 10 tấn 1 ha, tổng sản lượng đạt 11.400 tấn. Năm nay thương lái thu mua từ 9.000 đến 20.000 đồng 1 ký tùy theo kích cỡ, chất lượng và màu sắc của củ hành tím.

Trong năm 2013, anh Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã tự mài mò nghiên cứu chế tạo ra máy tưới nước cho rẫy dưa hấu, đem lại hiệu quả cao. Chiếc máy đơn giản nhưng có hiệu suất hoạt động tăng gấp 2 - 3 lần so với sức tưới rẫy của 1 công lao động, từ đó giúp nông dân đỡ vất vả hơn trong khâu tưới nước cho rẫy dưa của mình…