Mỗi Ngày Hơn Một Nghìn Tấn Nông Sản Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh

Ngày 24-3, Chi cục Trưởng hải quan cửa khẩu Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn) Nguyễn Văn Chương cho biết, gần một tuần nay, cửa khẩu Tân Thanh luôn trong tình trạng quá tải vì hàng hóa xuất nhập cảnh tăng cao.
Theo thống kê của Chi cục hải quan Tân Thanh, hiện nay mỗi ngày trung bình có khoảng 500 đến 600 xe chở dưa hấu được các thương lái ở các tỉnh miền trung trở ra để làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khi đó tiến độ thông quan chỉ đáp ứng được khoảng 250 đến 300 xe nông sản xuất khẩu mỗi ngày (số còn lại hơn 300 xe dưa hấu bị ùn tắc, mỗi xe trở từ 25 đến 30 tấn dưa hấu). Nguyên nhân là do bãi chứa nông sản tại chợ Pò Chài, Quảng Tây (Trung Quốc) quá hẹp.
Thượng úy Đặng Nam Cao, Trạm trưởng trạm kiểm soát biên phòng Tân Thanh cho hay, so với mọi năm, năm nay lượng hàng nông sản tăng bất thường. Để khắc phục tình trạng này, cán bộ chiến sĩ luôn trực 24/ 24 giờ, cùng phối hợp với các lực lượng hải quan, bàn bạc thống nhất với các đơn vị bạn tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa được sớm nhất, tránh tình trạng hàng bị ùn tắc quá lâu tại cửa khẩu.
Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, Trần Tiến Minh cho biết: tỉnh đã tổ chức các đoàn sang trao đổi với các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc có các biện pháp phối hợp tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu được thông suốt. Đồng thời cũng khuyến cáo các chủ doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu nông sản với mức hợp lý và theo lộ trình, nhằm tránh tình trạng bị doanh nghiệp nước ngoài ép cấp ép giá...
Thương nhân Hoàng Thị Mai bức xúc: “Năm nay dưa hấu ở các tỉnh miền trung được mùa, được giá. Bình quân 1 kg dưa hấu xuất sang biên giới được giá từ 8.200 đồng Việt Nam, nên số lượng các doanh ngiệp làm thủ tục xuất khẩu ngày càng gia tăng... nên mới xảy ra tình trạng ùn tắc”.
Hiện nay, để tránh ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu Tân Thanh, nơi chủ yếu xuất nhập khẩu hàng nông sản, các lực lượng chức năng như: biên phòng, hải quan, cảnh sát giao thông đã có các biện pháp phân luồng, các loại xe ra vào cửa khẩu, tạo điều kiện tốt nhất để hàng nông sản xuất khẩu kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) có 99 hộ đăng ký chăn nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) với 14 loài, gồm: Gấu ngựa, cá sấu, rắn ráo trâu, kỳ đà, rùa đất lớn, rùa núi vàng, cua đinh, cầy vòi hương, heo rừng lai, dúi, nhím… với tổng đàn lên đến 8.628 con.

Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

Đến nay, mùa vụ khai thác mật ong từ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kết thúc. Sản lượng mật ước đạt 900 tấn, giảm 1.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

Theo định hướng tái cơ cấu ngành Chăn nuôi, đàn gia cầm sẽ được tăng lên so với đàn gia súc. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hiệp hội Chăn nuôi thì điều này chưa thích hợp.