Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỗi năm thu tiền tỷ từ 4,5 ha vườn

Mỗi năm thu tiền tỷ từ 4,5 ha vườn
Ngày đăng: 03/09/2015

Ông Huỳnh khoe trụ tiêu leo trên cây điều đạt 10kg/vụ

Thủy chung với cây điều

Theo gia đình vào Bình Phước lập nghiệp từ năm 1960, vùng đất đỏ bazan phì nhiêu, màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp của Bình Phước đã gắn bó với ông Huỳnh từ đó tới nay. Chọn huyện Bù Đăng để xây dựng cơ ngơi, chăm chỉ làm ăn, khai hoang, mua thêm đất mở rộng diện tích, đến nay gia đình ông có 4,5 ha đất trồng các loại cây công nghiệp lâu năm. “Đầu những năm 1990 và khoảng 5 năm từ 2006 - 2011, thấy nhiều hộ khá lên nhờ cao su, vợ tôi bàn hay là chặt vài ha điều để trồng cây này nhưng tôi quyết định giữ lại vườn điều với niềm tin có ngày cây điều không phụ công mình.

Vài năm trở lại đây, giá mủ cao su liên tục tụt dốc thì giá hạt điều luôn giữ mức ổn định từ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Nhờ chăm sóc tốt, đúng quy trình mà sản lượng điều của gia đình tôi luôn đạt 3 - 3,5 tấn/ha. Với 3,5 ha điều, 1,5 ha cà phê, gia đình tôi có nguồn thu không nhỏ mỗi năm” - ông Huỳnh chia sẻ.

Muốn điều ra bông sớm, sau mỗi vụ thu hoạch, ông Huỳnh tỉa cành, bón phân để cây nhanh phục hồi; chặt bỏ những cành sâu bệnh để vườn cây thoáng, giúp ánh nắng phân bố đều trong vườn cây. Mỗi gốc điều ông bón ít nhất 50kg phân chuồng và 1kg hỗn hợp NPK, cứ như vậy sau mỗi năm tăng lượng phân vô cơ.

Đầu tháng 5 (dương lịch) bắt đầu có mưa, đất ẩm thì làm cỏ, bón phân lần một, cuối tháng 11 bón lần hai. Không chỉ cung cấp đủ lượng phân bón, nước tưới mà phải dựa vào thời tiết để xịt thuốc vào thời gian cây ra bông, đậu trái. Đó là những bí quyết để vườn điều của gia đình ông Huỳnh luôn đạt năng suất cao.

Xen canh không sợ mất mùa

Ông Huỳnh chọn 1,5 ha đất tốt, màu mỡ để trồng tiêu cho leo lên thân cây điều. 400 gốc tiêu trồng xen trong vườn điều và cà phê hiện đang cho thu hoạch 4 tạ/năm. Năm 2009, được Trung tâm Khuyến nông huyện hỗ trợ giống cây ca cao, ông Huỳnh xuống 600 gốc trồng xen dưới tán điều. “Ca cao là loại cây hay bị nấm bệnh, vốn đầu tư lớn nên phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp phòng trừ.

Năm thứ 4 bắt đầu thu hoạch rộ. Hiện đầu ra của ca cao rất ổn vì công ty luôn cử nhân viên đến tận vườn thu gom.

Tôi còn tự lên men, chế biến theo đơn đặt hàng của các công ty chuyên xuất khẩu ca cao ra nước ngoài. 600 gốc ca cao đang cho thu hoạch 1 tấn/năm. Với giá ca cao hiện nay là 52 ngàn đồng/kg, mỗi năm tôi thu về khoảng 50 triệu đồng” - ông Huỳnh cho biết.

Hiện 1,5 ha cà phê già cỗi, ông Huỳnh dự tính sẽ ghép chồi cải tạo vườn cà phê vào cuối năm nay.

Học tập kinh nghiệm nhiều nơi, đọc các loại sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, nghe đài, xem tivi... nhưng ông Huỳnh khẳng định: “Sách vở cũng chỉ hỗ trợ phần nào, quan trọng phải từ kinh nghiệm thực tế. Vườn cây nhà tôi luôn hạn chế tối đa lượng thuốc xịt cỏ, tôi chỉ phát thủ công. Lá và cỏ sau khi dọn để cách gốc chừng 2m nhằm chống rửa trôi và giữ lại chất hữu cơ. Không nên dọn vườn nhiều, đặc biệt luôn giữ lá rụng trong vườn để tạo độ ẩm cho đất”.

Để có lượng phân chuồng đủ bón cho cây, ông Huỳnh duy trì nuôi 20 heo nái và trên 100 heo thịt, mỗi năm xuất chuồng 35 - 40 tấn heo, thu về 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Phân heo thải ra, ông Huỳnh xây hầm bioga, tưới và bón cho cây. Bằng cách này giảm 70% phân hóa học, tiết kiệm chi phí 50 triệu đồng mỗi năm. Ông còn tận dụng 0,8 ha đất để đào ao thả cá.

Nhờ xen canh nuôi, trồng nhiều loại cây - con trên cùng đơn vị diện tích mà lão nông Nguyễn Văn Huỳnh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm. Gia đình ông đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động thời vụ và 3 lao động thường xuyên với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Hai người con của ông đều đang học đại học ở thành phố Hồ Chí Minh.


Có thể bạn quan tâm

EU Sẽ Kiểm Tra Chất Lượng Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ EU Sẽ Kiểm Tra Chất Lượng Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ

NAFIQAD cho biết, đã yêu cầu các Chi cục, cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát danh sách các cơ sở thu mua, sơ chế nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên địa bàn để tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP theo đúng quy định; tập trung vào các cơ sở cung cấp cho DN chế biến XK. Các đơn vị nhanh chóng hướng dẫn cơ sở khắc phục các sai lỗi (nếu có).

09/07/2014
Hàng Việt Tràn Ngập Chợ Vùng Biên Hàng Việt Tràn Ngập Chợ Vùng Biên

Nằm ở khu vực đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Preyveng - Campuchia, từ nhiều năm qua, chợ Hồng Ngự giao thương mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại nhộn nhịp, đặc biệt hàng hóa nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng...

09/07/2014
Lộc Phát Với Xà Lách Xoong Và Nấm Bào Ngư Lộc Phát Với Xà Lách Xoong Và Nấm Bào Ngư

Cùng đồng lòng xây dựng HTX Lộc Phát ở xã Phú Hội, Đức Trọng, hơn chục hộ nông dân đã tạo nên một chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ 2 sản phẩm chủ lực là nấm bào ngư và xà lách xoong. Vượt qua những khó khăn ban đầu, Lộc Phát đang trên đường cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình thành viên.

03/12/2014
Tuy An (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Thương Phẩm Tuy An (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Thát Lát Cườm Thương Phẩm

Ngày 7/7, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) tiến hành thả nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất tại hộ ông Huỳnh Thanh Hoài ở thôn Phú Long, xã An Mỹ. Đây là mô hình được chọn làm điểm trình diễn, nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm cho nông dân có nhu cầu nuôi loại cá này.

10/07/2014
Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa Cho Thầu Nuôi Thủy Sản Được Cá, Thiệt Lúa

Cánh đồng cấy lúa, trồng màu thôn Hòa An, xã Hợp Đức (Tân Yên) rộng hơn 1 ha động mưa là ngập. Chị Nguyễn Thị Trường, người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, tiêu nước cho cánh đồng là cả vùng trũng rộng. Thế nhưng từ năm 2008, lưu vực này được giao cho người dân thầu ao nuôi cá nên chỉ còn một rãnh nhỏ thoát nước. Cống tiêu lại đặt ở vị trí ngang bằng với mực nước trong ao nên mỗi khi mưa xuống nước ứ đọng, dềnh vào ruộng. Từ đó đến nay, các hộ chỉ cấy ăn chắc vụ lúa xuân còn lúa mùa thì phụ thuộc vào thời tiết”.

03/12/2014