Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỗi Năm Thu Nhập 300 Triệu Đồng Từ Vườn Vú Sữa Lò Rèn

Mỗi Năm Thu Nhập 300 Triệu Đồng Từ Vườn Vú Sữa Lò Rèn
Ngày đăng: 28/04/2014

Ông Võ Văn Nam, cư ngụ tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành - một trong những nơi được xem là "phát tích" của cây vú sữa Lò Rèn - thương hiệu cây ăn quả độc đáo của Tiền Giang đang được khẳng định trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tháng 4/2014, khi chúng tôi đến thăm, gia đình ông Nam đã cơ bản thu hoạch xong vụ vú sữa Lò Rèn với niềm vui được mùa, bội thu. Với sự xởi lởi, vui tính của người nông dân miệt vườn Nam bộ, ông dẫn chúng tôi đi giáp một vòng vườn rộng mênh mông kề bên con lộ nông thôn đổ bê tông phẳng phiu rất đẹp, ông nói: "Khu vườn vú sữa Lò Rèn của tôi rộng 8.500 m2 (0,85 ha) đã 12 năm tuổi. Trong vườn, để tận dụng đất trống, tăng thêm hiệu quả kinh tế, tôi xen canh thêm 150 gốc bưởi da xanh nay đã 3 năm tuổi. Vú sữa Lò Rèn đã cho thu hoạch ổn định nhiều năm nay, còn bưởi da xanh mới cho trái lai rai, chưa đều".

Để có được nguồn thu nhập cao, tạo dựng nên cơ ngơi sự nghiệp vững vàng ở miệt vườn như trên, ông Nam đã phải trải qua một quá trình đầu tư công sức, lao tâm khổ tứ hết sức nhọc nhằn. Vú sữa Lò Rèn và bưởi da xanh là những cây ăn quả đặc sản nổi tiếng về chất lượng thơm ngon, nhưng cũng rất khó tính, phạm vi phân bố hẹp, chỉ thích hợp đối với một số địa bàn và trong những mô hình canh tác nhất định.

Ví dụ, đối với vú sữa Lò Rèn chỉ có thể trồng được ở một số nơi thuộc Châu Thành, Cai Lậy, những nơi khác của Tiền Giang khó trồng hoặc trồng cho năng suất rất kém, tuổi thọ ngắn. Bưởi da xanh cũng thế, không thể đưa vào vùng đất phèn Đồng Tháp Mười hoặc vùng đất nhiễm mặn Tân Phú Đông được. Ngoài ra, do đặc thù canh tác theo kinh nghiệm cổ truyền nên trước đây, năng suất và sản lượng thấp, hiệu quả không được như mong muốn.

Để tăng hiệu quả kinh tế của vườn vú sữa Lò Rèn và bưởi da xanh, không thể không áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình thâm canh - ông Nam cho biết, khi xác định áp dụng mô hình trồng vú sữa Lò Rèn kết hợp xen canh thêm bưởi da xanh đặc sản đã phải đi học hỏi nhiều nơi.

Học tập từ kinh nghiệm sản xuất giỏi của những nông dân đi trước đến qua tài liệu khoa học, qua hướng dẫn của cán bộ khuyến nông kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn đúc kết được. Đầu tiên, cần phải chọn giống tốt, sạch bệnh; qui hoạch vườn trồng với mật độ hợp lý, không quá dày nhưng cũng không quá thưa, có chế độ chăm sóc để vườn luôn sung mãn, cho năng suất và sản lượng cao, chất lượng trái tốt, thị trường ưa chuộng.

Trung bình, mỗi công đất (1.000 m2) ông trồng khoảng 12 cây vú sữa Lò Rèn. Vú sữa Lò Rèn sau 4 năm tuổi đã bắt đầu cho trái, năng suất khi cho trái ổn định đạt từ 12 đến 15 tấn/ha. Còn bưởi da xanh do trồng xen canh, tận dụng đất trống nên xem như nguồn thu nhập phụ. Tuy vậy, với 30 gốc trong tổng số 150 bưởi da xanh trồng xen canh trong năm vừa qua bắt đầu cho trái, ông thu được bình quân 60 trái/gốc. Mỗi trái nặng 1,5 kg, tính ra mỗi gốc bưởi đạt năng suất 90 kg - khá cao trong mô hình trồng xen canh mà ông Võ Văn Nam đang áp dụng.

Một trong những bí quyết để vườn cây ăn quả đặc sản luôn sum suê, cho năng suất cao vừa kéo dài được tuổi thọ là bón phân cân đối, dùng nhiều phân hữu cơ hoai mục thay vì lạm dụng phân hóa học như trước đây. Hàng năm, ông sử dụng đến 400 bao phân hữu cơ bón cho vườn vú sữa Lò Rèn và bưởi da xanh. Hiện nay, sau khi dứt vụ vú sữa và bưởi da xanh Tết, gia đình ông đang tập trung làm đất, tỉa cành, tạo tán và chăm sóc để chuẩn bị cho vụ mới trong năm 2014.

"Trong năm vừa qua, tôi đạt sản lượng vú sữa Lò Rèn trên 12 tấn quả, bán với giá bình quân 25.000 đồng/kg, thu được 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, tôi còn thu được gần 3 tấn quả bưởi da xanh, bán với giá bình quân 30.000 đồng/kg, thu được gần 90 triệu đồng." - ông Nam bộc bạch.

Ông Phan Duy Túc, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Châu Thành đánh giá: "Cái hay của ông Nam là biết áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, xây dựng mô hình phù hợp qua đó tăng được năng suất, sản lượng và chất lượng vườn quả. Hiệu quả kinh tế mang lại rất cao."


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Phúc Trồng Mướp 7 Lá Cho Hiệu Quả Kinh Tế Vĩnh Phúc Trồng Mướp 7 Lá Cho Hiệu Quả Kinh Tế

Mướp 7 lá là loại cây trồng không còn xa lạ với người nông dân. Cùng với giá trị kinh tế mang lại, trong những năm trở lại đây ở Vĩnh Phúc, mướp 7 lá đã thay thế cây lúa trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương như Kim Long (Tam Dương), Tân Cương (Vĩnh Tường) cho hiệu quả kinh tế cao.

29/04/2014
Sản Lượng Rau Của TP Hồ Chí Minh Giảm Do Nắng Nóng Kéo Dài Sản Lượng Rau Của TP Hồ Chí Minh Giảm Do Nắng Nóng Kéo Dài

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, năng suất và sản lượng các loại rau trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã sụt giảm so với những tháng trước.

29/04/2014
Nhà Nông Lo Lắng Vì Ớt Rớt Giá Nhà Nông Lo Lắng Vì Ớt Rớt Giá

Từ đầu năm đến nay, người trồng rau tại khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai phải trải qua hai vụ mùa điêu đứng. Những tưởng cây ớt sẽ đem lại chút hy vọng sau vụ rau, dưa thất bát nhưng thị trường lại một lần nữa chẳng chiều lòng người…

29/04/2014
Đưa Vào Sử Dụng Máy Cuốn Rơm Đầu Tiên Trong Tỉnh Bình Định Đưa Vào Sử Dụng Máy Cuốn Rơm Đầu Tiên Trong Tỉnh Bình Định

Ngày 26.4, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Bình Định và đại diện của Tổ chức SNV (Hà Lan) đã bàn giao và trình diễn mô hình máy cuốn rơm cho HTXNN Phước Hưng, huyện Tuy Phước.

29/04/2014
Bắc Hà (Lào Cai) Trồng Thử Nghiệm 3 Ha Cây Sơn Tra Bắc Hà (Lào Cai) Trồng Thử Nghiệm 3 Ha Cây Sơn Tra

Sau hơn một năm trồng thử nghiệm 3 ha cây sơn tra, theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà (Lào Cai), loài cây này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, phát triển tốt và có nhiều triển vọng giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo.

29/04/2014