Mỏi mòn chờ người đến mua cá nuôi

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 9.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm cỏ, trôi, mè hoa, chép, rô phi… vớisản lượng cá thương phẩm hằng năm ước gần 17.000 tấn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều hộ nuôi cá lâm vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì giá rớt thê thảm, không tiêu thụ được.
Ông Nguyễn Thi Sách ở xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột - nơi được xem là vựa cá lớn nhất tỉnh - cho biết gia đình có năm hồ cá với diện tích 5.000 m2, thả cá rô phi đơn tính, chép và cá trắm. Những năm trước, thương lái tranh nhau đến tận nhà đặt cọc tiền mua trước khi xuất cá 1-2 tháng.
Nhưng hiện nay, người mua vắng bóng, giá cá lao dốc. Chẳng hạn, cá rô phi đơn tính trước đây 35.000-40.000 đồng/kg nay giảm chỉ còn 25.000 đồng/kg; cá chép từ 70.000 đồng/kg còn 40.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá thức ăn viên tổng hợp không ngừng tăng, hiện ở mức 310.000 đồng/bao (loại 25 kg), tăng khoảng 100.000 đồng/bao so với trước đây. Giá thuốc phòng, trị bệnh cho cá cũng tăng khoảng 10% so với những năm trước.
“Gia đình phải trồng thêm cỏ, mua thêm lúa mầm để làm thức ăn bổ sung cho cá và giảm dần lượng cám thì may ra mới cầm cự được với nghề” - ông Sách than thở.
Nhiều gia đình khác cũng rơi vào cảnh bi đát, lỗ nặng như ông Sách vì cá đến lứa thu hoạch chờ mỏi mòn mà chẳng ai đến mua. Ông Hà Đình Phùng ở xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn cho hay chưa bao giờ giá cá lại rẻ như bây giờ. Ông đã đầu tư 300 triệu đồng nuôi cá nhưng với giá bán như hiện nay lỗ gần 20 triệu đồng.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, cá thương phẩm khó tìm được đầu ra ổn định do phần lớn diện tích nuôi đều do người dân tự phát, cứ thấy loại cá nào dễ nuôi, nhanh lớn thì tập trung phát triển loại đó. Vì vậy, khi thu hoạch đồng loạt một vài loại cá dẫn đến khủng hoảng thừa, cung vượt cầu. Cá của bà con nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn, còn việc xuất bán ra ngoại tỉnh hầu như không có vì kích thước nhỏ không được ưa chuộng.
“Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có nhà máy chế biến thủy sản tại chỗ như một số tỉnh, thành khác. Muốn tìm thị trường tiêu thụ cho cá thương phẩm thì phải chở đến nhà máy chế biến thủy sản ở Khánh Hòa hoặc TP.HCM nhưng chi phí vận chuyển cao, chưa kể có khi đưa được đến nơi thì cá tươi đã biến thành…cá ươn” - ông Nguyễn Văn Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, cho biết.
Theo ông Thảo, để tháo gỡ khó khăn, giúp nghề nuôi cá phát triển bền vững, quan trọng nhất là cần thắt chặt hơn nữa mối liên kết giữa bốn nhà (Nhà nước - doanh nghiệp - người nuôi cá - nhà khoa học), bao tiêu sản phẩm cho người nuôi cá.
Có thể bạn quan tâm

Thông báo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, hiện nay dịch cúm A/H5N1 đang xảy ra trên đàn gia cầm tại 3 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; dịch cúm A/H5N6 cũng đang xảy ra trên đàn chim cút tại xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Cây bạc hà thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, bạc hà chịu bóng râm mát, rất dễ trồng, ít sâu bệnh gây hại, tạo thêm nguồn thu nhập cho kinh tế nông hộ, cứ 20 ngày cây bạc hà cho thu hoạch 1 lần, sản lượng thu hoạch từ 400 - 500 kg, thương lái đến tại vườn mua giá dao động từ 1.500 - 6.000 đồng/kg.

Sáng 17-12, tại xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo khảo nghiệm giống lúa chịu mặn trên vụ mùa 2014 - 2015. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến tham dự.

Giá lúa bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm giáp vụ sản xuất lúa đã khiến nông dân và các tiểu thương trữ lúa lại từ các vụ trước để chờ giá tăng bị lỗ vốn khi xuất bán lúa vào thời điểm này. Theo nhiều tiểu thương, giá lúa giảm mạnh do thời điểm này hoạt động thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp không còn được đẩy mạnh như trước.

Đến thăm nông trại nấm linh chi Nhật Minh của anh Nguyễn Trung Kiên, xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình), nhiều người không khỏi khâm phục ý chí và nghị lực của một thanh niên vươn lên làm kinh tế giỏi với mô hình trồng nấm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.