Mở trung tâm giao dịch hoa, cây kiểng

Dự kiến mô hình này đặt tại khu thương mại Bình Điền (quận 8), với quy mô 14ha, bao gồm trung tâm giao dịch và khu dịch vụ, giai đoạn đầu sẽ hoạt động theo mô hình chuỗi cung ứng khép kín, sau đó mở rộng thêm dần hoạt động đấu giá khi đủ điều kiện.
Khu dịch vụ của trung tâm cũng sẽ cung ứng các dịch vụ như bảo quản sau thu hoạch, vận chuyển lạnh, kho bảo quản chuyên dụng, sơ chế và đóng gói tại Lâm Đồng và tại Khu thương mại Bình Điền.
Trung tâm cũng đảm nhiệm tổ chức hội nghị, triển lãm, các dịch vụ tài chính và thanh toán, hỗ trợ giống, kỹ thuật canh tác tiên tiến cho nông dân và doanh nghiệp…
Có thể bạn quan tâm

Là tỉnh có diện tích trồng khoai lang lớn nhất ĐBSCL nhưng hiện nay giá khoai lang tại Vĩnh Long đang lên xuống thất thường vì quá phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.