Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Toang Cửa Cho Tàu Vỏ Thép

Mở Toang Cửa Cho Tàu Vỏ Thép
Ngày đăng: 26/06/2014

Dự thảo Nghị định phát triển thủy sản với những chính sách hỗ trợ từ ngân sách cao nhất, toàn diện và cụ thể nhất từ trước đến nay dành cho bà con ngư dân vừa được Bộ Tài chính trình lên Chính phủ sau một thời gian xây dựng và lấy ý kiến. Dường như mọi cánh cửa đang mở toang cho tàu vỏ thép.

Dự thảo nghị định lần này là Nhà nước rất khuyến khích hỗ trợ cho bà con ngư dân sử dụng tàu vỏ thép kiên cố thay thế cho tàu vỏ gỗ. Ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ cấp tiền sửa chữa định kỳ 1% giá trị đầu tư ban đầu cho mỗi lần sửa chữa. Về mẫu tàu, sẽ có khoảng 60-70 mẫu tàu để các chủ tàu có thể chủ động lựa chọn. Các tàu dịch vụ sẽ được hỗ trợ mua xăng dầu theo giá của đất liền.

Đáng chú ý, dự thảo đề xuất một chính sách hết sức ưu đãi về lãi suất, đối với tàu vỏ thép đóng mới phục vụ dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại (NHTM) tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 5%/năm; chủ tàu trả 1%/năm, NSNN cấp bù cho NHTM 4%/năm. Trường hợp tàu vỏ gỗ đóng mới, chủ tàu được vay vốn tối đa 85% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 5%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, NSNN cấp bù cho NHTM 3%/năm.

Đối với tàu vỏ thép đóng mới đánh bắt xa bờ, chủ tàu được vay vốn tối đa 90% tổng giá trị đầu tư (bao gồm cả ngư cụ) với lãi suất 5% (chủ tàu trả 2%/năm, NSNN cấp bù 3%/năm). Riêng đối với tàu vỏ thép có công suất từ 800CV trở lên, chủ tàu được vay vốn 95% (chủ tàu trả 1%/năm, NSNN cấp bù 4%/năm). Còn đóng tàu vỏ gỗ, chủ tàu được hỗ trợ vay vốn tối đa 70%, lãi suất 5%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, NSNN cấp bù 2%/năm.

Riêng việc nâng cấp, gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới đối với tàu vỏ gỗ hiện có, chủ tàu được vay tối đa 85%, lãi suất 5%/năm (chủ tàu trả 2%/năm, NSNN cấp bù 3%/năm). Thời hạn cho vay tối đa 11 năm, trong đó có 1 năm ân hạn. Chủ tàu được sử dụng tàu đóng mới, tàu gia cố bọc thép, bọc vỏ vật liệu mới từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay...

Ngư dân được vay vốn lưu động trước khi ra khơi. Cụ thể, chủ tàu đánh bắt, tàu dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ được vay tối đa 70% giá trị hàng hóa cung cấp dịch vụ hậu cần hoặc hàng hóa phục vụ khai thác thủy sản mỗi chuyến biển, với lãi suất 7%/năm, ngư dân không còn cảnh đi vay "nóng" hoặc thế chấp bằng tài sản đánh bắt được như thời gian vừa qua.

Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng đưa ra các chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm (BH) thân tàu, ngư lưới cụ, BH thuyền viên; chính sách ưu đãi thuế; hỗ trợ chi phí đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, chi phí vận chuyển hàng hóa xa bờ... Chính phủ sẽ hỗ trợ hằng năm 70% kinh phí mua BH thân tàu; 100% kinh phí mua BH kết hợp con người cho thuyền viên trên tàu khai thác xa bờ...

Hiện nay có hơn 120.000 chiếc, nhưng hầu hết là tàu vỏ gỗ, trong đó có đến 70% là tàu công suất nhỏ, dự kiến nghị định này khi được chính thức phê duyệt sẽ khuyến khích ngư dân đóng mới tàu cá vỏ thép, tàu công suất lớn để đánh bắt xa bờ, tạo điều kiện cho bà con vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.


Có thể bạn quan tâm

Tri Tôn (An Giang) Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công Tri Tôn (An Giang) Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

21/06/2014
Thách Thức Với Nghề Trồng Ca Cao Ở Bến Tre Thách Thức Với Nghề Trồng Ca Cao Ở Bến Tre

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.

18/11/2013
Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore Xúc Tiến Tiêu Thụ Vải Ở Singapore

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...

21/06/2014
Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại Nuôi Tôm Chân Trắng Vùng Nước Ngọt Lợi Bất Cập Hại

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

23/06/2014
Thủy Sản Việt Vào Liên Bang Nga Chung Tay Tháo Gỡ Vướng Mắc Thủy Sản Việt Vào Liên Bang Nga Chung Tay Tháo Gỡ Vướng Mắc

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.

06/09/2014