Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Rộng Đối Tượng Xét Nghiệm Tôm Giống Miễn Phí

Mở Rộng Đối Tượng Xét Nghiệm Tôm Giống Miễn Phí
Ngày đăng: 17/09/2013

Nhằm nâng cao ý thức cho người nuôi tôm trong việc sử dụng tôm giống qua xét nghiệm, góp phần hạn chế dịch bệnh, đề án xét nghiệm bệnh tôm miễn phí cho hộ nghèo và cận nghèo được triển khai hơn 1 năm qua.

Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện (từ đầu năm 2012 đến nay) chỉ có 3 hộ mang tôm đến xét nghiệm. Bên cạnh việc người dân chưa ý thức cao đối với việc xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi còn có những nguyên nhân khác. Do ít phòng xét nghiệm, lại nằm tập trung ở TP Cà Mau, người dân các huyện khó khăn trong việc mang con giống đi xét nghiệm. Đề án chỉ hỗ trợ đối tượng hộ nghèo và cận nghèo, các đối tượng này không nhiều diện tích đất để nuôi tôm, nhu cầu con giống thả nuôi phải xét nghiệm không cao. Mặc dù đã được hỗ trợ tiền xét nghiệm nhưng chi phí đi lại gửi, lấy mẫu là một khoảng không nhỏ, điều kiện kinh tế hộ nghèo và cận nghèo khó thực hiện, nhất là những hộ ở vùng nông thôn.

Mặt khác, hiện nay nghề nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến chưa phát triển mạnh, chủ yếu nuôi theo kiểu truyền thống thả con giống xen vụ, thu hoạch liên tục, nếu đợt này xét nghiệm, đợt sau không xét nghiệm thì sẽ có sự lây truyền mầm bệnh từ đợt trước tới đợt sau.

Trong khi đó, đề án quy định mỗi hộ dân được hỗ trợ xét nghiệm miễn phí 1 mẫu/năm, nhưng trong thực tế, người dân thả rất nhiều đợt trong năm. Đây cũng chính là nguyên nhân người dân chưa thật sự quan tâm đến đề án.

Theo ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để đề án có tính khả thi cao, Sở NN&PTNT vừa trình UBND tỉnh cho điều chỉnh mở rộng đối tượng hỗ trợ cho tất cả các đối tượng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, cho tất cả các loại hình như quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh được hỗ trợ 100% phí xét nghiệm bằng phương pháp PCR đối với bệnh còi, đốm trắng và đầu vàng. Mỗi hộ được hỗ trợ xét nghiệm 1 mẫu/năm, thời gian điều chỉnh đề án kéo dài đến tháng 6/2014.

Theo ngành chuyên môn, một trong những nguyên nhân khiến tôm nuôi ở Cà Mau liên tục bị dịch bệnh chết thời gian qua là chất lượng con giống kém. Phần lớn người dân không xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi. Chính vì vậy, đề án xét nghiệm tôm giống miễn phí góp phần cùng bà con kiểm soát đầu vào, hạn chế dịch bệnh trên tôm.

Anh Dương Minh Chương, ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, bày tỏ, hiện nay dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra thường xuyên, do nguồn con giống kém chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường.

Trước đây, chọn mua tôm giống thả nuôi theo cảm quan, mang tính hên xui, nay đề án xét nghiệm tôm giống miễn phí được mở rộng cho tất cả các hộ nuôi tôm, thật là điều đáng mừng. Đề án làm giảm đáng kể chi phí xét nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng con giống khi người dân thả nuôi.

Theo ông Nguyễn Trường Giang, người nuôi tôm công nghiệp ở ấp Lung Lá, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, chi phí đi lại, xét nghiệm cho mẫu tôm nuôi là 500.000 đồng. Nay được Nhà nước hỗ trợ xét nghiệm tôm giống miễn phí thật đỡ cho người dân. Để thuận tiện việc đi lại cho bà con, ngành chức năng nên đặt các trạm xét nghiệm gần với khu dân cư, vùng nuôi tôm.

Anh Trần Hoàng Vũ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, bộc bạch, từ trước tới giờ anh mua tôm giống theo kiểu “chà mù” nên thả nuôi thường gặp rủi ro. Nếu được xét nghiệm miễn phí, nhất định anh sẽ mang con giống đi xét nghiệm.

Mục tiêu của đề án là từng bước nâng cao ý thức của người nuôi tôm trong việc sử dụng tôm giống sạch bệnh, góp phần hạn chế dịch bệnh trong nuôi tôm, nâng cao chất lượng tôm giống và tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống.

Đây là đòn bẩy nhằm giúp cho người nuôi tôm Cà Mau xây dựng mô hình nuôi bền vững. Theo đó, khoảng 200.000 hộ nuôi tôm trên địa bàn sẽ được hỗ trợ phí xét nghiệm con giống trước khi thả nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Nông Sản Chưa Được Bao Tiêu Nhiều Nông Sản Chưa Được Bao Tiêu

Thực tế cho thấy, đối với diện tích lúa, mía, nơi nào được bao tiêu đầu ra thì ở đó nông dân làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao hơn so với SX đơn lẻ. Cụ thể, đối với diện tích lúa SX theo mô hình hợp tác, cánh đồng lớn, được bao tiêu đầu ra cho lợi nhuận cao hơn 2 triệu đ/ha/vụ so với SX đại trà; đối với cây mía thì đạt năng suất, lợi nhuận cao hơn từ 5-10%.

21/07/2014
Trung Tâm Chuỗi Cá Tra Trung Tâm Chuỗi Cá Tra

Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.

21/07/2014
Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

08/12/2014
Nuôi Thủy Sản Trên Vùng Đất Phèn Nuôi Thủy Sản Trên Vùng Đất Phèn

Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.

21/07/2014
Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Cú Huých Cho Ngành Nông Nghiệp Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Cú Huých Cho Ngành Nông Nghiệp

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam sử dụng 10 triệu tấn phân bón các loại và đang là một trong những nước sử dụng phân bón/đơn vị diện tích cao nhất trên thế giới. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nhập và sử dụng từ 70 nghìn đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này khiến một lượng lớn hóa chất BVTV tồn lưu, gây nguy hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.

08/12/2014