Mở Rộng Diện Tích Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Ở Chí Linh (Hải Dương)

Năm 2013, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học (Sở KHCN Hải Dương) tiếp tục hỗ trợ giống thanh long ruột đỏ và kinh phí làm trụ ở 2 xã: Bắc An và Hoàng Tiến (Chí Linh).
Diện tích được hỗ trợ với quy mô 3 ha và gần 3.000 trụ. Trung tâm hỗ trợ khoảng 75 nghìn đồng/trụ và 50% giá giống.
Trước đó, năm 2010, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã trồng thử nghiệm 1 ha thanh long ruột đỏ tại xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) với 16 hộ tham gia. Năm 2012, xã Tân Dân tiếp tục được hỗ trợ trồng cây thanh long ruột đỏ với quy mô 1 ha với 13 hộ tham gia. Nông dân ở các xã như: Lê Lợi, Bắc An, Hoàng Tiến, Tân Dân đều mua giống thanh long ruột đỏ ở xã Hoàng Hoa Thám về trồng, sau đó tự nhân rộng với diện tích hơn 3 ha, hơn 2.000 trụ. Đến nay, thị xã Chí Linh có gần 5 ha thanh long ruột đỏ, trong đó khoảng 2,5 ha đã cho thu hoạch. Một năm, thanh long ruột đỏ cho ra hoa, đậu quả 13-15 lứa, cao gấp đôi thanh long ruột trắng. Bình quân 200 trụ thanh long cho năng suất 2,2 tấn/năm, nông dân thu lãi 60 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

“Mặc dù nuôi mật độ 6-7 con/m2 nhưng chúng ta không nên chủ quan xem nhẹ việc quản lý môi trường ao nuôi, nếu không khéo để đáy ao ô nhiễm thì sẽ gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công”, ông Nguyễn Bé Năm, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), đúc kết kinh nghiệm sau 3 vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT).
-4052517.jpg)
Những loại ao sâu nước, kín gió, nhiều bèo (bèo tây, bèo tấm, bèo hoa dâu, bèo Nhật), ao tù, ao nhiều mùn bã hữu cơ ít được thay nước, mật độ thả cá dày thường là ao bị thiếu oxy. Kinh nghiệm kiểm tra sự thiếu hụt oxy trong môi trường nước nuôi cá: Sáng sớm đi thăm cá, thấy cá nổi đầu nhẹ tức là nghe tiếng vỗ tay, chúng lặn đi được là tốt; ngược lại khi nghe tiếng vỗ tay chúng vẫn nổi đầu đến 9-10 giờ sáng là ao thiếu oxy. Để tăng lượng oxy cho ao cần chú ý một số các yếu tố sau:

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
-5731762.jpg)
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực