Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía

Mở Rộng Diện Tích Trồng Màu Xen Mía
Ngày đăng: 10/02/2012

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

 
Trong năm 2011, do ảnh hưởng của nước lũ nên nhiều diện tích lúa, mía, cây ăn trái của nông dân Hậu Giang bị ngập sâu trong nước. Đặc biệt, ở vùng nguyên liệu mía huyện Phụng Hiệp, nếu như các năm trước, sau khi thu hoạch xong vụ mía, bà con tranh thủ xuống giống một vụ lúa liếp, còn năm qua hầu như không xuống giống được vì bị ngập nước khá sâu. Do đó, diện tích lúa Đông xuân 2011-2012 trên liếp của huyện giảm đi khá nhiều (khoảng 4.200ha). Để bù đắp lại diện tích lúa trên nền liếp mía đã mất, hiện Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh cùng chính quyền địa phương đang vận động bà con trồng hoa màu xen với cây mía ngay đầu vụ sản xuất nhằm tăng thêm nguồn thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.Theo kế hoạch, trong niên vụ mía 2011-2012, toàn huyện Phụng Hiệp sẽ trồng khoảng 1.100ha hoa màu ngắn ngày xen với cây mía, tăng 530ha so với cùng kỳ năm trước, các giống màu chủ yếu như: bầu, mướp, bí, bắp, dưa leo, khổ qua,… Theo tính toán của người dân, một công mía trồng xen rau màu, qua gần 2 tháng chăm sóc, sau khi thu hoạch cho lợi nhuận từ 1,5-3 triệu đồng. Tuy số tiền không lớn, nhưng phần nào giúp người dân san sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại nhiều kết quả khả quan và đang được các địa phương nhân rộng. Ông Mai Thanh Rồi, nông dân trồng mía ở ấp Quyết Thắng B, xã Hiệp Hưng, cho biết: “Năm nay, gia đình tôi đã dành toàn bộ 14 công mía để trồng màu, mô hình trồng màu xen với mía nhằm tăng nguồn thu nhập trên cùng một diện tích canh tác đã được người dân nơi đây biết đến từ lâu và tùy theo điều kiện lao động của mỗi gia đình mà diện tích trồng ít hay nhiều. Riêng năm nay, tại ấp Quyết Thắng B, nhà nào cũng trồng màu xen mía, một mặt được chính quyền địa phương vận động, mặt khác qua nhiều năm sản xuất người dân thấy đây là mô hình có hiệu quả kinh tế cao nên mạnh dạn trồng để có tiền xoay xở”.
 Năm nay, việc mở rộng nhiều diện tích trồng màu xen với mía nên vấn đề đầu ra của sản phẩm đang là điều trăn trở của bà con nông dân. Anh Nguyễn Văn Đời, người có nhiều năm kinh nghiệm trồng màu xen với mía ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, bộc bạch: “Mọi năm, thị trường đầu ra của rau màu rất thuận lợi, tuy có lúc giá cả hơi bấp bênh, nhưng người dân không mấy lo lắng. Còn năm nay, bà con mở rộng trồng thêm diện tích nên tôi đang lo tới đây khi mặt hàng cung ứng dồi dào thì đầu ra sẽ gặp trở ngại. Bên cạnh nỗi lo về thị trường đầu ra, bà con nơi đây đang mong các ngành, các cấp có chính sách hỗ trợ về cây, con giống để giúp nông dân vượt qua khó khăn để an tâm sản xuất vụ mía mới”.
 Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp Nguyễn Thế Tự cho hay, đến thời điểm này, nông dân đã cơ bản xuống giống xong diện tích trồng màu xen với mía trong vụ mía 2011-2012. Để giúp bà con giảm một phần chi phí trong sản xuất và thực hiện theo kế hoạch của UBND tỉnh, Phòng Nông nghiệp huyện đang lập danh sách những hộ trồng màu để có chính sách hỗ trợ lại tiền mua hạt giống cho bà con. Năm nay, diện tích trồng màu xen với mía trên địa bàn huyện tăng khá nhiều so với các năm trước, nên ngay từ đầu vụ sản xuất ngành đã vận động bà con trồng đa dạng hóa các mặt hàng nhằm tránh tình trạng dội chợ, bị thương lái ép giá. Đồng thời, để có được vụ sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngành cũng khuyến cáo nông dân chủ động phòng trừ sâu bệnh, bón phân, tưới nước hợp lý để cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc BVTV phải thận trọng, đúng quy tắc để nông sản an toàn cho người sử dụng, tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm. Đặc biệt, theo dõi chặt thị trường để có hướng sản xuất hợp lý, cung ứng đúng nhu cầu của thị trường cần để thu được lợi nhuận cao.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Mặt Nước Nuôi Thủy Sản Lồng Bè Không Quá 5.000m2 Diện Tích Mặt Nước Nuôi Thủy Sản Lồng Bè Không Quá 5.000m2

Cũng theo quy định này, các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, 24 tháng liền không sử dụng mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ; không thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê mặt nước; không thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... sẽ bị thu hồi mặt nước đã giao.

10/07/2014
Kit Elisa Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Kit Elisa Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh

Chỉ mất 30 phút, người sử dụng có thể phát hiện thịt, cá có nhiễm dư lượng kháng sinh (DLKS) hay không nhờ bộ kit Elisa. Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu triển khai - Khu công nghệ cao TPHCM.

10/07/2014
Xuất Khẩu Đồ Gỗ Tăng Mạnh Xuất Khẩu Đồ Gỗ Tăng Mạnh

Nhân kỷ niệm 55 Ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp (28/11/1959-28/11/2014), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm nay có khả năng đạt 6,2 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so 5 năm trước (năm 2009 đạt 2,8 tỷ USD), độ che phủ rừng đạt 41%.

03/12/2014
Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Súc Ứng Dụng Tiến Bộ Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Súc

Hiện nay, Tiền Giang phát triển chăn nuôi heo theo hướng bền vững thông qua việc chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới, giúp tăng được hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, giải quyết được ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt heo thương phẩm trên thị trường.

10/07/2014
Phát Triển Cây Cà Phê Theo Nhóm Hộ Giúp Nông Dân Canh Tác Bền Vững Phát Triển Cây Cà Phê Theo Nhóm Hộ Giúp Nông Dân Canh Tác Bền Vững

Cách thức tập huấn được các cán bộ chuyên môn lựa chọn những phương pháp gần với thực tế, dễ hiểu, phù hợp với từng thành viên trong các nhóm và phù hợp với mùa vụ của cây cà phê, từ đó các thành viên tham gia tập huấn có thể dễ dàng áp dụng những kỹ thuật tiếp thu được ngay tại vườn rẫy của gia đình. Chỉ sau 1-2 năm, năng suất cà phê của các hộ tham gia dự án đã tăng từ 3-10 lần so với trước.

03/12/2014