Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Lối Cho Nông Lâm Thủy Sản Vào Liên Bang Nga

Mở Lối Cho Nông Lâm Thủy Sản Vào Liên Bang Nga
Ngày đăng: 13/09/2014

Chiều nay (12/9), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm giới thiệu về các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam và khả năng xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

Tiềm năng chưa được khai mở

Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…

“Với GDP khoảng 1.500 tỷ USD, trên 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, Liên bang Nga là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho hàng nông, lâm, thủy sản”, ông Giang cho hay.

Tuy nhiên, hiện tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản sang Nga rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng dung lượng thị trường này. Trong khi đó, những thị trường khác như Hàn Quốc, tỷ trọng này là 6,1%; Mỹ là 23,6%; Nhật Bản 10,7%...

Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản sang thị trường Nga cũng giảm mạnh. Nếu như trước năm 2009, trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu xuất khẩu của Việt Nam sang Nga, nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm tỷ trọng khoảng 50 – 60%.

Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga liên tục tăng nhưng tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này chỉ còn 10% do có sự chuyển dịch về cơ cấy xuất khẩu sang nhóm hàng công nghiệp chế biến.

Đơn cử như trong 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này sang Liên bang Nga chỉ đạt trên 204,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng khoảng 1,61% tổng lượng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước.

Nguyên nhân, theo Cục Xuất nhập khẩu, sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự tại thị trường Nga. “Có nhiều tiêu chuẩn của thị trường Nga thậm chí còn  cao hơn châu Âu” – ông Nguyễn Bình Giang cho hay.

Bên cạnh đó, các rào cản phi thuế quan như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng… mà Liên bang Nga đang áp dụng đối với hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam tương đối chặt chẽ.

Mức thuế dù đã được giảm sau khi Nga cam kết gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu được áp dụng với một số sản phẩm nông sản Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như chè, gạo… vẫn tương đối cao. Đặc biệt, việc thanh toán giữa doanh nghiệp (DN) 2 nước còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chuyển đổi đồng Rúp và đồng Việt Nam chưa thuiệt Nam trong bán hàng trả chậm với phía Nga, dẫn đến nhiều công ty phải đối măt với các khoản nợ khó đòi từ các đối tác Nga…

Chủ động tiếp cận linh hoạt hơn

Là nước nông nghiệp, Việt Nam có lợi thế lớn đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản. Đây cũng là những mặt hàng Nga có nhu cầu rất cao. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga, đối với Chính phủ Liên bang Nga, Bộ Công Thương đề xuất, Nga sớm chấp thuận danh sách các DN đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường này; tăng cường phối hợp với Việt Nam trong việc nghiên cứu, xem xét cơ chế chuyển đổi linh hoạt giữa đồng Rúp và đồng Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc thanh toán giao dịch giữa DN hai nước, đảm bảo khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam.

Các Bộ, ngành cũng được đề nghị chủ động và tích cực trong công tác tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin, tình hình thị trường Nga cho các DN và Hiệp hội, bên cạnh đó tích cực hỗ trợ DN và hiệp hội trong công tác xúc tiến thương mại của DN…

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Việt Nam và Liên bang Nga đang nỗ lực hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga – Belarus – Kazakstan). Với những ưu đãi nhất định về thuế, đây là cơ hội cho hàng nông lâm thủy sản nói riêng và hàng hóa Việt Nam nói chung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.


Có thể bạn quan tâm

Thái Nguyên Cấp Trên 23 Triệu Hom Chè Cho Nông Dân Thái Nguyên Cấp Trên 23 Triệu Hom Chè Cho Nông Dân

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.

04/10/2014
Khoai Lang Tím Nhật Tại Trà Vinh Không Người Mua Khoai Lang Tím Nhật Tại Trà Vinh Không Người Mua

Vụ hè thu này toàn tỉnh Trà Vinh có gần 800 ha trồng khoai lang tím nhật, tập trung chủ yếu ở Duyên Hải, Cầu Ngang và huyện Trà Cú, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích, số còn lại đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn không tìm được người mua.

04/10/2014
Hiệu Quả Mô Hình Giống Lúa Lai Nam Ưu 209 Vụ Mùa 2014 Hiệu Quả Mô Hình Giống Lúa Lai Nam Ưu 209 Vụ Mùa 2014

Mô hình được thực hiện với diện tích 1ha trên chân đất vàn, tầng canh tác dày tại xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải. Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình chịu tránh nhiệm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân, với hình thức gieo mạ non trên nền đất cứng.

04/10/2014
Nông Dân U Minh Trúng Mùa Khoai Môn Nông Dân U Minh Trúng Mùa Khoai Môn

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên tuyến bờ bao thuộc ấp 12, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) tận dụng diện tích bờ bao lâm phần để trồng khoai môn. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện bà con đang bước vào vụ thu hoạch, trúng mùa nên ai nấy đều phấn khởi.

04/10/2014
Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu “Rau An Toàn Gò Công” Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu “Rau An Toàn Gò Công”

Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (thị xã Gò Công, Tiền Giang) hoạt động từ ngày 21-8-2006 chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Từ đó đến nay, HTX không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

04/10/2014