Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mở Lối Cho Nông Lâm Thủy Sản Vào Liên Bang Nga

Mở Lối Cho Nông Lâm Thủy Sản Vào Liên Bang Nga
Ngày đăng: 13/09/2014

Chiều nay (12/9), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm giới thiệu về các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam và khả năng xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

Tiềm năng chưa được khai mở

Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…

“Với GDP khoảng 1.500 tỷ USD, trên 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, Liên bang Nga là một trong những thị trường đầy tiềm năng cho hàng nông, lâm, thủy sản”, ông Giang cho hay.

Tuy nhiên, hiện tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản sang Nga rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng dung lượng thị trường này. Trong khi đó, những thị trường khác như Hàn Quốc, tỷ trọng này là 6,1%; Mỹ là 23,6%; Nhật Bản 10,7%...

Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản sang thị trường Nga cũng giảm mạnh. Nếu như trước năm 2009, trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu xuất khẩu của Việt Nam sang Nga, nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm tỷ trọng khoảng 50 – 60%.

Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga liên tục tăng nhưng tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này chỉ còn 10% do có sự chuyển dịch về cơ cấy xuất khẩu sang nhóm hàng công nghiệp chế biến.

Đơn cử như trong 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này sang Liên bang Nga chỉ đạt trên 204,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng khoảng 1,61% tổng lượng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước.

Nguyên nhân, theo Cục Xuất nhập khẩu, sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự tại thị trường Nga. “Có nhiều tiêu chuẩn của thị trường Nga thậm chí còn  cao hơn châu Âu” – ông Nguyễn Bình Giang cho hay.

Bên cạnh đó, các rào cản phi thuế quan như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng… mà Liên bang Nga đang áp dụng đối với hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam tương đối chặt chẽ.

Mức thuế dù đã được giảm sau khi Nga cam kết gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu được áp dụng với một số sản phẩm nông sản Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như chè, gạo… vẫn tương đối cao. Đặc biệt, việc thanh toán giữa doanh nghiệp (DN) 2 nước còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chuyển đổi đồng Rúp và đồng Việt Nam chưa thuiệt Nam trong bán hàng trả chậm với phía Nga, dẫn đến nhiều công ty phải đối măt với các khoản nợ khó đòi từ các đối tác Nga…

Chủ động tiếp cận linh hoạt hơn

Là nước nông nghiệp, Việt Nam có lợi thế lớn đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản. Đây cũng là những mặt hàng Nga có nhu cầu rất cao. Do đó, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga, đối với Chính phủ Liên bang Nga, Bộ Công Thương đề xuất, Nga sớm chấp thuận danh sách các DN đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường này; tăng cường phối hợp với Việt Nam trong việc nghiên cứu, xem xét cơ chế chuyển đổi linh hoạt giữa đồng Rúp và đồng Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc thanh toán giao dịch giữa DN hai nước, đảm bảo khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam.

Các Bộ, ngành cũng được đề nghị chủ động và tích cực trong công tác tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin, tình hình thị trường Nga cho các DN và Hiệp hội, bên cạnh đó tích cực hỗ trợ DN và hiệp hội trong công tác xúc tiến thương mại của DN…

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Việt Nam và Liên bang Nga đang nỗ lực hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga – Belarus – Kazakstan). Với những ưu đãi nhất định về thuế, đây là cơ hội cho hàng nông lâm thủy sản nói riêng và hàng hóa Việt Nam nói chung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.


Có thể bạn quan tâm

Cẩn Trọng Với Vịt Chạy Đồng Cẩn Trọng Với Vịt Chạy Đồng

Hiện nay, tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (Hậu Giang) đã có nhiều nơi thu hoạch lúa Hè thu. Vịt khắp nơi cũng đang chạy đồng về, thả lan trên những cánh đồng lúa mới vừa thu hoạch xong. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ những đàn vịt chạy từ đồng này sang đồng khác có thể lây lan trên diện rộng.

12/06/2014
Nuôi Rắn Ri Voi Lợi Nhuận Cao Nuôi Rắn Ri Voi Lợi Nhuận Cao

5 năm qua, Tổ hợp tác nuôi rắn ri voi xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân - Vĩnh Long) xuất bán sang Trung Quốc mỗi năm trên 2 tấn rắn với giá dao động từ 750.000 - 900.000 đ/kg. Nhiều bà con nơi đây khấm khá lên nhờ loại rắn này.

21/05/2014
Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

12/06/2014
Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

21/05/2014
Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

12/06/2014