Mở Hướng Chăn Nuôi Bền Vững

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN), nông dân vùng cao Yên Sơn (Tuyên Quang) bắt đầu làm quen với nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Ngay lứa đầu tiên, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định.
Ông Đỗ Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh cho biết: Việc triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học tại Yên Sơn đã mở ra cơ hội mới cho ND phát triển chăn nuôi bền vững.
Tuân thủ kỹ thuật, lãi cao
Theo ông Kiên, tháng 9.2013 dự án triển khai tại xã Hoàng Khai và Phú Lâm, với quy mô 9 hộ tham gia, nuôi 4.000 con gà thịt giống Lương Phượng lai. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống và 50% vật tư, bao gồm thức ăn, thuốc thú y phòng trị bệnh cho gà.
Quy mô nuôi gia trại từ 400 con trở lên, phương thức nuôi gà thả vườn. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho gà. Tham gia mô hình, các hộ phải cam kết tuân thủ đúng quy trình chăm sóc gà, như: Bảo đảm yêu cầu về thức ăn, nước uống, nhiệt độ; bảo đảm công tác vệ sinh thú y, quy trình phòng bệnh...
Gia đình ông Phạm Văn Dũng, thôn Ngòi Khế, xã Phú Lâm là 1 trong 9 hộ tham gia mô hình, tâm sự: “Trước đây, gia đình nuôi gà theo kiểu sáng thả ra tối đuổi về, bệnh dịch bỏ mặc. Từ khi tham gia mô hình, nhờ tuân thủ kỹ thuật đã được tập huấn nên đàn gà của gia đình tôi tỷ lệ sống đạt 98%”.
Sẽ tiếp tục nuôi gà sinh học
Theo ông Dũng, gà Lương Phượng lai có sức đề kháng cao, tiêu tốn ít thức ăn, thịt ngon nên người tiêu dùng rất thích. Nuôi khoảng 4 tháng trọng lượng gà đạt từ 2,5-3kg/con, trừ tất cả chi phí lãi 30%.
"Với 400 con gà dự án cấp, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi gần 20 triệu đồng. Sau khi kết thúc dự án, gia đình tôi vẫn sẽ tiếp tục nuôi gà theo hướng an toàn sinh học”.Ông Phạm Văn Dũng
Ông Nguyễn Trọng Oánh (xóm Cây Tráng, xã Phú Lâm), cũng được chọn tham gia dự án cho biết: "Gia đình tôi chăn nuôi gà đã được 10 năm, nay được chọn tham gia thí điểm mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và được cấp 400 con gà giống Lương Phượng. Trước kia gà của nhà tôi hay bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt luôn từ 15-20%.
Từ khi tham gia mô hình, tôi đã biết úm gà con, biết chăm sóc theo từng giai đoạn để gà lớn nhanh; biết phun thuốc sát trùng, tiêm vaccin phòng các bệnh gà hay mắc. Nhờ đó, tỷ lệ đàn gà sống đạt 95%, nuôi 3 tháng trọng lượng đạt 1,7 - 2,5kg/con. Với giá bán khoảng 90.000 đồng/kg, tôi thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Ông Kiên khẳng định, tuy là thí điểm, song mô hình nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học được ND ủng hộ, bởi vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo đảm vệ sinh môi trường. Từ các hộ tham gia mô hình, Hội sẽ nhân rộng ra các hộ chăn nuôi khác ở xã, ở huyện và các huyện khác.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.

Tôm nuôi VietGAP nhanh lớn (do mật độ vừa phải), màu sắc đẹp, tỷ lệ sống cao, không bị bệnh, năng suất đạt 15 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, tôm nuôi VietGAP, có giá bán cao hơn tôm nuôi thường 12.000 - 15.000 đồng/kg vì hạn chế hoặc không dùng kháng sinh, do vậy đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu dễ dàng.

Tuy nhiên, nhiều nông dân cho rằng, giá cá bổi hiện đang xuống thấp so với năm trước. Vì vậy, nhân rộng mô hình nuôi phải có giải pháp về đầu ra ổn định, cũng như có chính sách hỗ trợ vốn. Hướng đi này không chỉ tạo ra nguồn thu nhập kinh tế gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn mà còn khôi phục nguồn lợi cá đồng.

Do thị trường hay biến động và chi phí ngày một tăng cao, vì thế anh Đường tìm tòi, áp dụng cách nuôi trăn trên ĐLSH và cho kết quả khả quan. Anh Đường cho biết: “Tôi nuôi trăn gần 20 năm, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi, nhưng thấy loài này vẫn thường bị mắc một số bệnh như đẹn miệng, sưng phổi, hô hấp… dẫn đến lợi nhuận không cao và tốn nhiều thời gian chăm sóc nên không nuôi được với số lượng lớn”.

Việt nhập ồ ạt khoai tây Trung Quốc về địa phương, rồi “phù phép” thành khoai tây Đà Lạt và bán với giá thấp, không chỉ gây xáo trộn thị trường, mà đây là hành vi lừa đảo người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để.