Mở Hướng Chăn Nuôi Bền Vững

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN), nông dân vùng cao Yên Sơn (Tuyên Quang) bắt đầu làm quen với nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Ngay lứa đầu tiên, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định.
Ông Đỗ Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh cho biết: Việc triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học tại Yên Sơn đã mở ra cơ hội mới cho ND phát triển chăn nuôi bền vững.
Tuân thủ kỹ thuật, lãi cao
Theo ông Kiên, tháng 9.2013 dự án triển khai tại xã Hoàng Khai và Phú Lâm, với quy mô 9 hộ tham gia, nuôi 4.000 con gà thịt giống Lương Phượng lai. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống và 50% vật tư, bao gồm thức ăn, thuốc thú y phòng trị bệnh cho gà.
Quy mô nuôi gia trại từ 400 con trở lên, phương thức nuôi gà thả vườn. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho gà. Tham gia mô hình, các hộ phải cam kết tuân thủ đúng quy trình chăm sóc gà, như: Bảo đảm yêu cầu về thức ăn, nước uống, nhiệt độ; bảo đảm công tác vệ sinh thú y, quy trình phòng bệnh...
Gia đình ông Phạm Văn Dũng, thôn Ngòi Khế, xã Phú Lâm là 1 trong 9 hộ tham gia mô hình, tâm sự: “Trước đây, gia đình nuôi gà theo kiểu sáng thả ra tối đuổi về, bệnh dịch bỏ mặc. Từ khi tham gia mô hình, nhờ tuân thủ kỹ thuật đã được tập huấn nên đàn gà của gia đình tôi tỷ lệ sống đạt 98%”.
Sẽ tiếp tục nuôi gà sinh học
Theo ông Dũng, gà Lương Phượng lai có sức đề kháng cao, tiêu tốn ít thức ăn, thịt ngon nên người tiêu dùng rất thích. Nuôi khoảng 4 tháng trọng lượng gà đạt từ 2,5-3kg/con, trừ tất cả chi phí lãi 30%.
"Với 400 con gà dự án cấp, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi gần 20 triệu đồng. Sau khi kết thúc dự án, gia đình tôi vẫn sẽ tiếp tục nuôi gà theo hướng an toàn sinh học”.Ông Phạm Văn Dũng
Ông Nguyễn Trọng Oánh (xóm Cây Tráng, xã Phú Lâm), cũng được chọn tham gia dự án cho biết: "Gia đình tôi chăn nuôi gà đã được 10 năm, nay được chọn tham gia thí điểm mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và được cấp 400 con gà giống Lương Phượng. Trước kia gà của nhà tôi hay bị dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt luôn từ 15-20%.
Từ khi tham gia mô hình, tôi đã biết úm gà con, biết chăm sóc theo từng giai đoạn để gà lớn nhanh; biết phun thuốc sát trùng, tiêm vaccin phòng các bệnh gà hay mắc. Nhờ đó, tỷ lệ đàn gà sống đạt 95%, nuôi 3 tháng trọng lượng đạt 1,7 - 2,5kg/con. Với giá bán khoảng 90.000 đồng/kg, tôi thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Ông Kiên khẳng định, tuy là thí điểm, song mô hình nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học được ND ủng hộ, bởi vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo đảm vệ sinh môi trường. Từ các hộ tham gia mô hình, Hội sẽ nhân rộng ra các hộ chăn nuôi khác ở xã, ở huyện và các huyện khác.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 21/10, tại Khu Kinh tế Đông Nam diễn ra lễ khánh thành Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Đặc khu Hope Nghệ An Việt Nam.

Công tác kiểm dịch động vật nhập tỉnh đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào và góp phần đáng kể trong kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Sau một thời gian ngắn giá trăn ổn định trở lại giúp người nuôi phấn khởi. Nhưng kể từ giữa năm 2014 đến nay, giá trăn lại bắt đầu giảm và tiếp tục giảm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu cá tra năm 2014 đạt 1,76 tỷ USD, chỉ tăng 0,4% so với năm 2013. Quý I/2015, xuất khẩu cá tra chưa có dấu hiệu hồi phục do thị trường tiêu thụ vẫn trầm lắng, nội tại ngành cá tra còn nhiều bất cập và đang chịu tác động của một số chính sách mới.

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai đầu tư sản xuất tại Lào vào Việt Nam. Dưới góc độ nhiều năm làm công tác quản lý Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường nội địa, thương mại biên giới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã có bài viết quan trọng về vấn đề trên.