Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản

Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản
Ngày đăng: 03/09/2015

Sóc Trăng là 1 trong 8 tỉnh gồm Cà Mau và Sóc Trăng (nhóm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long); Khánh Hoà, Phú Yên và Bình Định (nhóm các tỉnh Nam Trung Bộ); và Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá (nhóm các tỉnh Bắc Trung Bộ) được triển khai thực hiện Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

Năm 2015 Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn tại vùng đa dạng hóa như mô hình nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cá đối mục, mô hình nuôi cá bóng bớp, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, mô hình nuôi artemia, tổng số 39 điểm trình diễn cho tất cả các mô hình.

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của hợp phần B về Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững. Mục tiêu của hợp phần là hỗ trợ việc xúc tiến và phát triển thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi biển bền vững, có trách nhiệm tại các vùng được lựa chọn, tập trung vào hình thức nuôi quảng canh, nhờ cải thiện tính bền vững, quản lý chất lượng và rủi ro.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã chú trọng để chọn đúng hộ có đủ điều kiện về kinh tế, kinh nghiệm sản xuất và thuận tiện đường giao thông để tiện lợi cho việc tham quan học tập của các hộ nuôi xung quanh, hộ là tổ viên của các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản… hộ được chọn làm trình diễn phải đạt được các tiêu chí dự án và được sự thống nhất cao của đoàn khảo sát chọn hộ.

Kinh phí thực hiện do Dự án hỗ trợ 100% giá trị con giống và 30% giá trị thức ăn khi sản phẩm được thu hoạch, phần kinh phí còn lại do hộ làm trình diễn đối ứng. Ngoài ra, Dự án hỗ trợ kinh phí cho các lớp tập huấn, thảo đầu bờ, họp sinh hoạt định kỳ của tổ… Ngoài ra, các hộ làm trình diễn được tham quan các chợ đầu mối như chợ Bình Điền, hội chợ VietFish để các hộ có thể tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.

Trong thời gian tới đơn vị thực hiện sẽ liên hệ chọn nơi cung cấp con giống có uy tín, tiến hành bắt giống để cấp cho các hộ làm trình diễn và thực hiện các bước tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Cần Nhìn Đúng Về Chất Lượng Lúa Giống Cần Nhìn Đúng Về Chất Lượng Lúa Giống

Năng suất lúa của Cà Mau trong những năm gần đây đã được nâng lên, đó là nhờ vào sự thay đổi giống lúa có chất lượng, cho năng suất cao. Tuy nhiên, không ít hộ dân còn chạy theo tiêu chí “hàng ngoại tốt hơn hàng nội”, từ đó họ phải trả thêm một phần “chi phí ảo” cho loại giống này.

30/08/2014
Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch

Sau hai thương hiệu sản xuất, chế biến cà phê sạch khá thành công trên thị trường, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum vừa có thêm thương hiệu cà phê sạch thứ ba hoạt động trên cơ sở tự nguyện góp vốn, vườn cây của nông dân và sản xuất kinh doanh thông qua mô hình hợp tác xã.

30/08/2014
Cá Mú Nghệ Khó Bán Cá Mú Nghệ Khó Bán

Hiện cá mú nghệ thương phẩm tại Khánh Hòa được thương lái thu mua ở mức 140-150 ngàn đ/kg, giảm 100 ngàn đ/kg so với những năm trước. Mặc dù giá thấp nhưng vẫn khó tiêu thụ.

21/08/2014
Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

30/08/2014
Sản Xuất, Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Ở Quảng Ngãi Khởi Sắc Trở Lại Sản Xuất, Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Ở Quảng Ngãi Khởi Sắc Trở Lại

Từ đầu năm 2014 đến nay, sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều khởi sắc trở lại, đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài với các doanh nghiệp ở Quảng Ngãi ngày càng nhiều hơn, giúp cho ngành gỗ ở Quảng Ngãi phục hồi sản xuất.

21/08/2014