Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình xoài ghép ở Hát Lót Sơn La

Mô hình xoài ghép ở Hát Lót Sơn La
Ngày đăng: 16/09/2015

Kết quả thu nhập gần 500 triệu đồng/ha. Vụ vừa qua, xoài được mùa, cho thu nhập ngoài sự mong đợi của người dân.

Vườn xoài ghép cải tạo từ gốc xoài địa phương tại bản Noong Xôm, xã Hát Lót.

Chúng tôi tới bản Noong Xôm (Hát Lót) lúc gia đình ông Nguyễn Bá Thành vừa dọn xong cành vườn xoài mới thu hoạch. Gạt những giọt mồ hôi còn vương đầy trên trán, ông Thành chỉ vào những cây xoài xanh tốt trên triền dốc khoe với chúng tôi: vườn xoài nhà tôi rộng 1 ha, nhưng vì năng suất, chất lượng và giá trị thu nhập kinh tế thấp nên đến năm 2011, tôi đã ghép cải tạo dần diện tích sang giống xoài Đài Loan.

Những cây ghép năm thứ 4 đã cho thu hoạch gần 1 tạ quả/cây, cả vườn năm nay cho thu hơn 20 tấn quả. Với giá bán tại vườn giao động từ 18.000 - 28.000 đồng/kg, tôi đã thu gần 500 triệu đồng, trừ hết chi phí cũng lãi hơn 300 triệu đồng.

Được biết, vụ vừa qua, ở các huyện: Mường La, Phù Yên, Yên Châu xoài chỉ bán được giá từ 5.000 - 15.000 đồng/kg. Trong khi ở xã Hát Lót (Mai Sơn) các thương lái đến tận vườn xoài ghép thu mua với mức giá cao, có thời điểm được gần 30.000 đồng/kg. Quả xoài giống Đài Loan to, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,5 kg/quả, thịt dầy, hạt mỏng, thơm và ngọt nên được các nhà hàng, siêu thị ưa chuộng.

Ông Đào Văn Hiền, Chủ tịch UBND xã Hát Lót cho biết: xã có 300 ha cây ăn quả, thì cây xoài chiếm tới 70% diện tích, trong đó bản Nà Cang và bản Noong Xôm trồng nhiều nhất. Cách đây khoảng 5 năm, 100% xoài ở đây là giống xoài địa phương, quả bé, năng suất thấp và tiêu thụ rất khó khăn.

Nhưng từ năm 2011 đến nay, người dân trên địa bàn xã bắt đầu ghép giống xoài Đài Loan có sức sinh trưởng vượt trội so với các giống xoài khác, thời gian thu hoạch quả lại khá muộn và kéo dài nên bán được giá cao.

Bên cạnh đó, một số hộ dân còn trồng xen cây xoài ghép trong vườn cà phê cho thu nhập kép.

Điển hình như gia đình ông Nguyễn Chí Hải, bản Noong Xôm, trồng xen cây xoài trong vườn cà phê rộng 7.000m2, năm nay thu được 7 tấn xoài, bán được 140 triệu đồng. Anh Hải cho biết: so với các loại cây khác, như: mơ, mận, nhãn, cam, muồng... thì cây xoài ghép trồng trong vườn cà phê phù hợp hơn, do tán cây cao, thưa, thân cây có nhiều nhựa, dễ đâm sâu và bám chặt vào đất nên chịu được hạn, ít tranh chấp nước và chất dinh dưỡng với cây cà phê.

Hiện nay, tỉnh ta có hơn 18.000 ha cây ăn quả; trong đó diện tích xoài đạt gần 3.500 ha, chiếm 19% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh. Tuy nhiên, năng suất giống xoài địa phương mới chỉ đạt hơn 3 tấn/ha và sản lượng toàn tỉnh đạt hơn 11.000 tấn/năm.

Do quả bé, chất lượng và mẫu mã không đồng đều nên quả xoài ở tỉnh ta cho giá trị kinh tế thấp, không xuất khẩu được. Nguyên nhân chủ yếu là do bà con trồng xoài vẫn theo phương pháp gieo hạt truyền thống, giống xoài không được tuyển chọn, không rõ nguồn gốc và chưa áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc trồng, chăm sóc cây xoài.

Với mô hình ghép cải tạo giống xoài địa phương bằng giống xoài Đài Loan ở xã Hát Lót (Mai Sơn) đã mở ra một cách làm mới, giúp người nông dân có thu nhập kinh tế cao. Đây là mô hình phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, có thể nhân rộng để cải tạo vườn cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt và hướng tới thị trường xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin Vẫn Phát Hiện Nhiều Mẫu Tôm, Cá Nhiễm Dư Lượng Enrofloxacin

Theo Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tháng 6 vừa rồi ở các tỉnh, TP khu vực Nam bộ đã phát hiện 6 mẫu tôm, cá thương phẩm nhiễm dư lượng Enrofloxacin.

17/07/2012
Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới Than Uyên (Lai Châu) Thử Nghiệm Thành Công 04 Giống Lúa Mới

Vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam thực hiện mô hình trồng thử nghiệm bốn giống lúa mới tại xã Mường Cang huyện Than Uyên trong đó: 03 giống lúa lai Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC 807 và giống lúa thuần KN 2, quy mô 1,7 ha

21/10/2011
Dồn Lực Chặn “Tai Xanh” Dồn Lực Chặn “Tai Xanh”

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

25/06/2012
'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm 'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

23/10/2011
Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

18/07/2012