Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình VAC Mới Thu Lãi Cao

Mô Hình VAC Mới Thu Lãi Cao
Ngày đăng: 21/06/2012

Mặc dù đã bước qua tuổi 70, nhưng ông Lê Đình Xuân ở Khánh Hòa đã nghiên cứu và xây dựng được mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) mới rất hiệu quả: Trồng xoài - thả cá - nuôi lợn rừng.

Ông Lê Đình Xuân giới thiệu mô hình của mình.

Ông Xuân cho biết: Thấy mảnh đất rộng lớn của mình bị bỏ hoang mãi vì ngập mặn, ông đã lặn lội vào tận vùng Tây Nam Bộ để học hỏi kinh nghiệm về cách lấy nước ngọt nhấn chìm nước mặn, rửa phèn và ứng dụng mô hình VAC trong sản xuất. Sau nhiều tháng học hỏi, ông đã cùng với gia đình bắt tay đào ao để lấy nước về và thả các loại cá lóc, cá trê, cá chép, mỗi lứa cho thu hoạch hàng chục triệu đồng.

Hiện nhiều hộ nông dân từ khắp nơi đã đến học tập mô hình VAC của ông Xuân. Nhiều người đã phong cho ông là “vua” chinh phục vùng nước mặn thành nước ngọt.

Có nước ngọt, gia đình ông Xuân tiếp tục cải tạo 6 sào (6.000m2) lúa nước, mỗi năm làm được 3 vụ cho thu hoạch trên 60 triệu đồng. Tuy nhiên, tham vọng chính của ông là trồng xoài. Vì thế, ông đã tập trung vào cải tạo và trồng được 3ha xoài đem lại doanh thu trên 200 triệu đồng mỗi năm. Đầu tư cho trồng trọt thành công, ông còn đầu tư nuôi hàng chục con lợn rừng lai, đến nay ông đã có được 5 con nái giống và gần 25 con đang độ tuổi trưởng thành chuẩn bị cho xuất chuồng.

Hiện ông Xuân hoàn toàn không lo đầu ra cho các sản phẩm của mình. Lợn rừng thịt chủ yếu bán ở địa bàn Khánh Hòa, còn lợn giống thì không đủ cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, từ việc trồng xoài, ông còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, ông Xuân còn phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương mở các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trồng trọt, cấy, ghép các giống xoài có chất lượng cao, loại bỏ các giống có chất lượng kém hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Nên nghiệp lớn, thu trăm triệu mỗi năm nhờ… con cua Nên nghiệp lớn, thu trăm triệu mỗi năm nhờ… con cua

Để có được thu nhập hàng trăm triệu từ nuôi cua, ông Hoàng Thế Lộc (thôn Hoà Lâm, xã Hòa Long, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) đã từng còng lưng ngoài đồng nhiều ngày trời, chỉ để “rình” cua kiếm ăn, tìm mồi như thế nào để... áp dụng vào ao nuôi của mình.

15/06/2016
Nuôi trâu làm nên cơ nghiệp Nuôi trâu làm nên cơ nghiệp

Theo lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân xã Định An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Bình (sinh năm 1981) ở ấp 2, An Phước. Vừa làm công nhân tại Nông trường Cao su Trần Văn Lưu vừa chăn nuôi trâu sinh sản, anh Bình trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, đi lên từ chính nghề nuôi trâu.

16/06/2016
Làng thoát nghèo nhờ nuôi dê Làng thoát nghèo nhờ nuôi dê

Đi ngang qua ven biển Khai Long, địa phận ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), phóng tầm mắt, một bên là bãi Khai Long sôi động với nghề nuôi nghêu, một bên là rừng đước thẳng hàng. Quan sát dưới chân rừng, ấn tượng bởi một hình ảnh thực sự bất ngờ ngay giữa miền biển Đất Mũi: Đó là hàng trăm con dê đang mải mê kiếm ăn. Những hình ảnh đẹp, bình dị này khiến nhiều người nghĩ rằng đang lạc về một chốn thảo nguyên thanh bình chứ không phải đang ở miền biển cực Nam Tổ quốc.

17/06/2016
Mô hình trồng chuối tây thu trăm triệu đồng ở xã Kim Bình Mô hình trồng chuối tây thu trăm triệu đồng ở xã Kim Bình

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

22/06/2016
Nuôi gà Phùng thu lãi 500 triệu/ năm Nuôi gà Phùng thu lãi 500 triệu/ năm

Là người tiên phong chăn nuôi giống gà Phùng tại địa phương, mỗi năm gia đình chị Phạm Thị Hoan, xóm Tân Đông, Đồng Văn, Tân Kỳ (Nghệ An) thu lãi hơn gần 500 triệu đồng.

24/06/2016