Mô Hình Ương Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Nhà Sẽ Được Nhân Rộng

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống nuôi, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) đã phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản (GTS) đã thực hiện mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi đưa ra nuôi thương phẩm”. Mô hình được thực hiện ở vụ 1.2014, tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ (Bình Định), diện tích ao nuôi 600 m2.
Mô hình được nhà nước hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn cùng các loại vật tư khác; chủ hộ thực hiện mô hình đầu tư vốn xây dựng khung giàn và mái che cho ao nuôi tôm. Trung tâm KNKN và Trung tâm GTS đã tổ chức tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm trong nhà cho chủ hộ và bà con nuôi tôm tại xã Mỹ Thắng.
Kết quả, với mật độ thả giống 840 con/m2, tổng số tôm giống thả tại mô hình là 504.000 con (tôm giống đạt tiêu chuẩn PL12); sau 32 ngày ương nuôi, tỉ lệ tôm sống 95%, sản lượng tôm giống thu được là 478.800 con với kích cỡ tôm đạt từ 210-420 con/kg; tôm phát triển khỏe mạnh đủ điều kiện để đưa ra ao nuôi thương phẩm.
Qua hội thảo, các đại biểu tham dự đã đánh giá cao kết quả đạt được từ mô hình: Vốn đầu tư xây dựng mái che không lớn, kỹ thuật nuôi ương không phức tạp hơn so với nuôi tôm thương phẩm, nhưng tỉ lệ tôm sống cao hơn thấy rõ, tôm giống khỏe mạnh hơn, hạn chế được hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống.
Từ kết quả bước đầu này, trong thời gian tới, Trung tâm KNKN và Trung tâm GTS sẽ đề nghị Sở NN-PTNT cho phép mở rộng việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới này để người nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh ứng dụng vào sản xuất, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập và phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21/11, tại Singapore, gần 100 doanh nghiệp Việt Nam và Singapore cùng các hiệp hội ngành nghề nước sở tại đã gặp gỡ và tìm hiểu cơ hội hợp tác nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu các mặt hàng nông-thủy sản và thực phẩm giữa hai bên.

Người dân ở một số chợ đầu mối của TP HCM thường xuyên chứng kiến cảnh trái cây Trung Quốc được “phù phép” thành trái cây của Mỹ, Australia...

Trong khi nông sản Việt vất vả xuất ra nước ngoài, nông sản ngoại lại đang rất được chào đón ở thị trường nội địa, hàng rào chất lượng cũng là chuyện nhỏ.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), gạo là loại lương thực quan trọng thứ ba tại Kenya chỉ sau ngô và lúa mỳ.

Nhiều chuyên gia nhận định nếu có những nỗ lực và đổi thay thực sự trong vấn đề chất lượng, minh bạch thông tin, cá tra Việt Nam hoàn toàn có thể nâng thị phần XK vào EU trong thời gian tới.