Mô Hình Ương Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Nhà Sẽ Được Nhân Rộng

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống nuôi, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) đã phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản (GTS) đã thực hiện mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi đưa ra nuôi thương phẩm”. Mô hình được thực hiện ở vụ 1.2014, tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ (Bình Định), diện tích ao nuôi 600 m2.
Mô hình được nhà nước hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn cùng các loại vật tư khác; chủ hộ thực hiện mô hình đầu tư vốn xây dựng khung giàn và mái che cho ao nuôi tôm. Trung tâm KNKN và Trung tâm GTS đã tổ chức tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm trong nhà cho chủ hộ và bà con nuôi tôm tại xã Mỹ Thắng.
Kết quả, với mật độ thả giống 840 con/m2, tổng số tôm giống thả tại mô hình là 504.000 con (tôm giống đạt tiêu chuẩn PL12); sau 32 ngày ương nuôi, tỉ lệ tôm sống 95%, sản lượng tôm giống thu được là 478.800 con với kích cỡ tôm đạt từ 210-420 con/kg; tôm phát triển khỏe mạnh đủ điều kiện để đưa ra ao nuôi thương phẩm.
Qua hội thảo, các đại biểu tham dự đã đánh giá cao kết quả đạt được từ mô hình: Vốn đầu tư xây dựng mái che không lớn, kỹ thuật nuôi ương không phức tạp hơn so với nuôi tôm thương phẩm, nhưng tỉ lệ tôm sống cao hơn thấy rõ, tôm giống khỏe mạnh hơn, hạn chế được hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống.
Từ kết quả bước đầu này, trong thời gian tới, Trung tâm KNKN và Trung tâm GTS sẽ đề nghị Sở NN-PTNT cho phép mở rộng việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới này để người nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh ứng dụng vào sản xuất, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập và phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

Mấy năm nay, nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tỉnh, không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà nghiêm trọng hơn, nó đang làm “vỡ quy hoạch” hoàn toàn, để lại nhiều hệ lụy.

Nghêu lụa là một loại đặc sản của tỉnh Kiên Giang, đã được xuất khẩu rất nhiều suốt hơn 10 năm qua, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu ở thị trường châu Âu rất lớn.