Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Xen Gừng Dưới Tán Cây Ăn Quả

Mô Hình Trồng Xen Gừng Dưới Tán Cây Ăn Quả
Ngày đăng: 30/07/2013

Trồng xen canh gừng dưới tán các cây công nghiệp, cây ăn quả như điều, vải thiều tăng thêm nguồn thu nhập, cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Chọn giống: Là khâu quan trọng, chọn giống gừng tàu lá già, da bóng láng, không teo, không bị sâu bệnh.

Thời vụ trồng: Nên trồng vào đầu mùa mưa ( tháng 5 – 6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước, gừng phát triển tốt.

Đất tơi xốp, háo nước nhưng không chịu úng ngập nên phải lên luống rộng 60cm ( trồng hàng, cách nhau 30 – 40cm) hoặc trên mỗi hàng cây ăn quả lên 1 liếp rộng 1,2m cao 20 – 30cm, liếp cách gốc cây ăn quả 1m, chiều dài tùy theo vị trí đất để trồng 3 – 4 hàng gừng ( hàng cách nhau 40cm, cây cách nhau 30cm). Với đất đồi, có độ dốc có thể trồng xen theo đường đồng mức để chống xói mòn đất.

Cách trồng : Bới hốc 10cm, rắc ít thuốc Basudin để trừ mối, kiến; đặt củ xuống, phủ 4 – 5 cm phân hữu cơ, dùng thùng tưới vòi hoa sen tưới vừa đủ ẩm, sau đó phủ kín 1 lớp rơm rạ dày vừa giữ ẩm cho đất, vừa hạn chế cỏ dại mọc. Thường xuyên tưới đủ ẩm, không để đất khô gừng kém phát triển.

Chăm sóc: Lượng phân cần cho 1000m2: 50kg phân ure + 100kg supe lân (bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5kg). Sau trồng 1,5 tháng, pha loãng 2 muỗng phân ure trong bình 20 lít để tưới 2 – 3 lần, cách nhau 4 – 5 ngày/ lần. Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con thì bón thúc 7 ngày/ lần liều lượng 5kg ure/1000 m2 bằng cách rải cách gốc 10cm. Mỗi tháng xới xáo, làm cỏ 1 lần, vun gốc cho gừng khi bụi đẻ 4 – 5 nhánh, kết hợp bón thêm phân hữu cơ với đất bột vun vào gốc cây. Lượng phân kali còn lại bón vào tháng 10 âm lịch để cho củ to và chắc. Khi thấy củ gừng trồi lên mặt đất thì tiếp tục vun gốc phủ kín.

Thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1 dương lịch, khi thấy lá vàng, cây rũ xuống.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Cá Điêu Hồng Đang Lãi Cao Người Nuôi Cá Điêu Hồng Đang Lãi Cao

Hơn một tháng qua, người nuôi cá điêu hồng ở Hợp tác xã (HTX) xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phấn khởi vì cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 40.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so với tháng trước và nông dân lãi hơn 6.000 đồng/kg cá. Tuy nhiên, giá cá thường bấp bênh, dịch bệnh tăng, chất lượng con giống và môi trường là những vấn đề khiến người nuôi cá điêu hồng không an tâm.

14/07/2014
Hàu Chết, Dân Mất Tiền Tỷ Hàu Chết, Dân Mất Tiền Tỷ

Từ tháng 3 đến nay, hàu nuôi tại Long Sơn xảy ra hiện tượng chết kéo dài và hàng loạt nhưng chưa rõ nguyên nhân. Có người mất trắng cả tỷ đồng, có người còn chút vốn liếng muốn gầy lại đợt hàu sau nhưng không dám vì sợ rủi ro.

04/12/2014
Kiểm Soát Dịch Bệnh Hiệu Quả Khi Có Vùng Nuôi An Toàn Kiểm Soát Dịch Bệnh Hiệu Quả Khi Có Vùng Nuôi An Toàn

Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích tự nhiên là 529.488ha, trong đó diện tích nuôi tôm 266.000ha (chiếm 40% cả nước, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).

14/07/2014
Doanh Thu Từ Thủy Sản Đạt Trên 36 Tỷ Đồng Doanh Thu Từ Thủy Sản Đạt Trên 36 Tỷ Đồng

Huyện Bát Xát hiện có 280,5 ha nuôi thủy sản. Trong đó, diện tích cá nước ấm trên 278 ha (gồm 17,3 ha nuôi thâm canh; 30,2 ha nuôi bán thâm canh; 111,3 ha nuôi quảng canh cải tiến và 119,73 ha nuôi theo hình thức quảng canh), tập trung chủ yếu ở các xã: Cốc San, Quang Kim, Bản Qua, thị trấn Bát Xát. Diện tích nuôi cá nước lạnh gần 2 ha, tập trung tại xã Y Tý và xã Dền Sáng.

04/12/2014
Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước Khánh Hòa Sẽ Là Trung Tâm Giao Dịch Cá Ngừ Của Cả Nước

Để giải quyết những tồn tại của ngành cá ngừ, giúp ngành này phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Với đề án này, tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm giao dịch cá ngừ của cả nước.

14/07/2014