Mô hình trồng xen cây ăn quả với cà phê ở Chiềng Ban Sơn La

Mô hình trồng xen cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê ở bản Củ 2, xã Chiềng Ban (Mai Sơn - Sơn La).
Dựa trên đặc tính ưa mát, khi trồng xen cây ăn quả, cà phê ít chịu thiệt hại do sương muối, năng suất cao hơn, ngoMô hình trồng xen cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê ở bản Củ 2, xã Chiềng Ban (Mai Sơn - Sơn La).
Dựa trên đặc tính ưa mát, khi trồng xen cây ăn quả, cà phê ít chịu thiệt hại do sương muối, năng suất cao hơn, ngoài thu nhập từ cà phê, các hộ còn có thêm thu nhập từ cây ăn quả, một số hộ ở Chiềng Ban (Mai Sơn) đã tập trung đầu tư trồng xen cây ăn quả vào diện tích cà phê.
Là một trong những hộ đi đầu trong trồng xen canh cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê, ông Đỗ Xuân Khởi, bản Hua Mai cho biết:
Năm 2008, Sau khi vườn cà phê bị thiệt hại do sương muối, gia đình đốn 140 gốc cây cà phê để trồng xen 70 cây cam ngọt giống Hưng Yên. Sau 2 năm, cà phê và cây cam đều phát triển tốt, cà phê ít bị sương muối, năng suất tăng.
Ông Khởi cho biết: Nếu như trước đó cà phê đạt năng suất 8 - 9 tấn/ha, khi trồng xen cây ăn quả năng suất đạt 10 - 11 tấn/ha, có nơi năng suất đạt 12 - 15 tấn/ha.
Nhờ mô hình trồng xen, mỗi năm ngoài thu nhập từ cà phê, thu 2 - 3 tấn cam, giá trị đạt 100 triệu đồng, tổng thu nhập đạt trên 200 triệu đồng/ha. Năm 2014, gia đình tôi trồng thêm 300 cây cam, 150 cây bưởi diễn, 50 cây bưởi da xanh trồng xen vào diện tích 1,4 ha cà phê.
Năm nay, một số cây đã cho quả, mặc dù chưa được thu hoạch nhưng các thương lái đến đặt mua với giá 60.000 đồng/kg bưởi da xanh, bưởi diễn giá 30.000 đồng/quả, so với cà phê, trồng cây ăn quả đem lại lợi nhuận gấp 2 lần.
Còn ông Hoàng Chất, bản Củ 2, chia sẻ: Gia đình có 4,7ha cà phê, trong đó có 3 ha năm nào cũng chịu ảnh hưởng của sương muối, năng suất thấp.
Qua tìm hiểu và đến thăm quan các mô hình trồng xen cây ăn quả, năm 2012, gia đình mua 300 cây cam giống từ Viện sinh học, Học viện Nông nghiệp về trồng thử nghiệm, cây sinh trưởng tốt, tạo tán bảo vệ cà phê khỏi bị sương muối, năng suất ổn định hơn.
Năm 2014, thu 2,7 tấn cam, giá trung bình 30.000 đồng/kg, thu trên 80 triệu đồng, tổng thu nhập hơn 500 triệu đồng.
Đến nay, gia đình đã mở rộng đầu tư trồng 2.400 cây cam các loại giống cam V2, lòng vàng, cam đường và 400 cây chanh tứ quý xen trên diện tích 3 ha cà phê.
Ông Phạm Văn Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Ban cho biết: Hiện, toàn xã Chiềng Ban có hơn 10 ha cà phê trồng xen với các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh... trong đó, 6 ha đã cho thu hoạch. Xã khuyến khích bà con phát triển và nhân rộng mô hình trồng xen các loại cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê, đến năm 2020, phấn đấu toàn xã sẽ có trên 100 ha cây trồng có múi xen cà phê.
Được biết, trồng xen các loại cây ăn quả không những không ảnh hưởng đến năng suất cà phê, cây trồng phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh và thiệt hại do sương muối, quả có vị ngọt, thơm, mọng nước nên được thị trường đón nhận.
Với nhiều ưu điểm vừa tăng năng suất cây trồng, vừa tạo thêm thu nhập nhiều hộ trồng cà phê trong và ngoài xã đã chủ động đến thăm quan, học hỏi.
Điều đáng khuyến khích là hộ đi trước đã hướng dẫn khoa học kỹ thuật, thâm canh cho những hộ mới bắt đầu, cung cấp giống tại chỗ, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế.
ài thu nhập từ cà phê, các hộ còn có thêm thu nhập từ cây ăn quả, một số hộ ở Chiềng Ban (Mai Sơn) đã tập trung đầu tư trồng xen cây ăn quả vào diện tích cà phê.
Là một trong những hộ đi đầu trong trồng xen canh cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê, ông Đỗ Xuân Khởi, bản Hua Mai cho biết:
Năm 2008, Sau khi vườn cà phê bị thiệt hại do sương muối, gia đình đốn 140 gốc cây cà phê để trồng xen 70 cây cam ngọt giống Hưng Yên. Sau 2 năm, cà phê và cây cam đều phát triển tốt, cà phê ít bị sương muối, năng suất tăng.
Ông Khởi cho biết: Nếu như trước đó cà phê đạt năng suất 8 - 9 tấn/ha, khi trồng xen cây ăn quả năng suất đạt 10 - 11 tấn/ha, có nơi năng suất đạt 12 - 15 tấn/ha.
Nhờ mô hình trồng xen, mỗi năm ngoài thu nhập từ cà phê, thu 2 - 3 tấn cam, giá trị đạt 100 triệu đồng, tổng thu nhập đạt trên 200 triệu đồng/ha. N
ăm 2014, gia đình tôi trồng thêm 300 cây cam, 150 cây bưởi diễn, 50 cây bưởi da xanh trồng xen vào diện tích 1,4 ha cà phê.
Năm nay, một số cây đã cho quả, mặc dù chưa được thu hoạch nhưng các thương lái đến đặt mua với giá 60.000 đồng/kg bưởi da xanh, bưởi diễn giá 30.000 đồng/quả, so với cà phê, trồng cây ăn quả đem lại lợi nhuận gấp 2 lần.
Còn ông Hoàng Chất, bản Củ 2, chia sẻ: Gia đình có 4,7ha cà phê, trong đó có 3 ha năm nào cũng chịu ảnh hưởng của sương muối, năng suất thấp.
Qua tìm hiểu và đến thăm quan các mô hình trồng xen cây ăn quả, năm 2012, gia đình mua 300 cây cam giống từ Viện sinh học, Học viện Nông nghiệp về trồng thử nghiệm, cây sinh trưởng tốt, tạo tán bảo vệ cà phê khỏi bị sương muối, năng suất ổn định hơn.
Năm 2014, thu 2,7 tấn cam, giá trung bình 30.000 đồng/kg, thu trên 80 triệu đồng, tổng thu nhập hơn 500 triệu đồng. Đến nay, gia đình đã mở rộng đầu tư trồng 2.400 cây cam các loại giống cam V2, lòng vàng, cam đường và 400 cây chanh tứ quý xen trên diện tích 3 ha cà phê.
Ông Phạm Văn Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Ban cho biết: Hiện, toàn xã Chiềng Ban có hơn 10 ha cà phê trồng xen với các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh... trong đó, 6 ha đã cho thu hoạch.
Xã khuyến khích bà con phát triển và nhân rộng mô hình trồng xen các loại cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê, đến năm 2020, phấn đấu toàn xã sẽ có trên 100 ha cây trồng có múi xen cà phê.
Được biết, trồng xen các loại cây ăn quả không những không ảnh hưởng đến năng suất cà phê, cây trồng phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh và thiệt hại do sương muối, quả có vị ngọt, thơm, mọng nước nên được thị trường đón nhận.
Với nhiều ưu điểm vừa tăng năng suất cây trồng, vừa tạo thêm thu nhập nhiều hộ trồng cà phê trong và ngoài xã đã chủ động đến thăm quan, học hỏi. Điều đáng khuyến khích là hộ đi trước đã hướng dẫn khoa học kỹ thuật, thâm canh cho những hộ mới bắt đầu, cung cấp giống tại chỗ, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Đó là khẳng định của ông Võ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước tình trạng thương lái nước ngoài vào thu mua một số nông sản của Việt Nam không rõ động cơ.

Su su là rau đặc sản của thị trấn du lịch Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Với việc Hội nông dân (ND) xây dựng thương hiệu su su an toàn gắn với du lịch, nhiều hộ ND “phố núi” này đã có cuộc sống dư dật.

Thời gian qua, với chủ trương và chính sách hỗ trợ của TP, vùng nông nghiệp TPHCM không chỉ chuyển dịch theo hướng lựa chọn cây con có giá trị cao như rau an toàn, hoa lan, cây kiểng, cá cảnh… mà còn được khuyến khích đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp.

Hiện giá gà ta lai được người chăn nuôi xuất chuồng chỉ 55.000 - 60.000 đồng/kg, trong khi đó, tiến hành khảo sát phần lớn các chợ ở Hà Nội, giá gà ta lai được bán ở mức 90.000-100.000 đồng/kg. Nhận thấy chi phí trung gian quá lớn (35.000-40.000 đ/kg), PV NNVN theo chân lái buôn gà tìm hiểu...

Một số cá nhân, tập thể sản xuất nông nghiệp (SXNN) tại Bình Dương đã được công nhận VietGAP, đây là tín hiệu đáng mừng sau thời gian dài Bình Dương “chậm” chân. Với những hạt nhân đầu tiên này, sản xuất VietGAP tại Bình Dương sẽ có hướng đi rộng hơn.