Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Xen Canh, Luân Canh Lạc, Đậu Tương Với Mía Cho Năng Suất Cao

Mô Hình Trồng Xen Canh, Luân Canh Lạc, Đậu Tương Với Mía Cho Năng Suất Cao
Ngày đăng: 23/05/2014

Ngày 21-5, Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá kỹ thuật trồng luân canh, xen canh lạc và đậu tương với mía tại Thanh Hóa.

Với mục tiêu xây dựng được quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa, bảo đảm phát triển bền vững các vùng nguyên liệu tỉnh Thanh Hóa, tháng 9-2012, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông Hà Nội chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa”.

Đề tài đã được triển khai thực hiện tại 2 huyện trọng điểm về trồng mía của tỉnh là Thọ Xuân và Thạch Thành. Đề tài đã tuyển chọn được một số giống lạc, đậu đỗ cho năng suất cao, thích hợp trồng xen canh, luân canh với mía như: giống lạc L26, giống đậu tương ĐT26, ĐVN14.

Sau khi thăm các mô hình thực nghiệm tại huyện Thạch Thành cho thấy: Đối với mô hình xen canh với mía bằng giống đậu tương ĐT26 cho năng suất thực thu cao nhất đạt 11,3 tạ/ha, mía đạt 75,1 tấn/ha trên chân đất ruộng và đạt 9,5 tạ/ha, mía đạt 63,3 tấn/ha trên chân đất đồi; giống lạc LT26 cho năng suất 17,9 tạ/ha, mía 66,1 tấn/ha trên chất đất ruộng và 15,6 tạ/ha, mía 72,5 tấn/ha trên chân đất đồi.

Đối với mô hình luân canh, trên chân đất ruộng, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 31 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè đạt 23,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 20,8; còn trên chân đất đồi, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 27,8 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè thu đạt 21,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 19,1 tạ/ha.

Qua thực tế từ các mô hình, theo các đại biểu tham dự hội nghị, việc thực hiện xen canh, luân canh theo đề tài nghiên cứu không những tăng giá trị trên một đơn vị diện tích mà còn tạo quỹ thời gian để đất tích lũy dinh dưỡng cho vụ sau.


Có thể bạn quan tâm

Thành Công Từ Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Thành Công Từ Nuôi Gà An Toàn Sinh Học

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Đặc biệt, mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã chứng minh được hiệu quả bền vững khi vừa cho lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

27/12/2013
Hợp Tác Xã Rau An Toàn Phước Hậu Xuống Giống Hơn 20 Ha Rau Đón Tết Hợp Tác Xã Rau An Toàn Phước Hậu Xuống Giống Hơn 20 Ha Rau Đón Tết

Được hỗ trợ công nghệ, trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu về môi trường, phân tích sản phẩm rau an toàn, ứng dụng công nghệ sinh học và canh tác theo hướng sinh thái nên sản phẩm rau màu của HTX ngày càng được thị trường ưa chuộng.

08/12/2013
Thực Hiện Niềm Đam Mê, Nghiêm Gia Dũng Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà Chín Cựa Thực Hiện Niềm Đam Mê, Nghiêm Gia Dũng Bỏ Phố Lên Rừng Nuôi Gà Chín Cựa

Đang làm cho một chi nhánh ngân hàng với mức thu nhập ổn định, chàng trai ấy quyết định bỏ phố về quê nuôi gà chín cựa, loài gà tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết. Trải qua không ít gian nan, cuối cùng, anh đã thành công trong sự khâm phục của nhiều người.

27/12/2013
200.000 Héc Ta Cà Phê Đạt Tiêu Chuẩn Bền Vững 200.000 Héc Ta Cà Phê Đạt Tiêu Chuẩn Bền Vững

Nhờ đề án phát triển cà phê bền vững nên hiện Việt Nam đã có 200.000 héc ta cà phê được chứng nhận theo các tiêu chuẩn bền vững quốc tế như 4C, UTZ, trong đó, có 150.000 héc ta theo tiêu chuẩn 4C. Diện tích này sẽ tăng lên 300.000 héc ta vào năm 2015.

08/12/2013
Hoàn Thành Khung Pháp Lý Về Cây Trồng Biến Đổi Gene Hoàn Thành Khung Pháp Lý Về Cây Trồng Biến Đổi Gene

Cây trồng biến đổi gene đang là một trong những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được quan tâm nhất hiện nay và thực phẩm biến đổi gene chủ yếu là ngô, đậu tương.

08/12/2013