Mô Hình Trồng Xen Canh, Luân Canh Lạc, Đậu Tương Với Mía Cho Năng Suất Cao

Ngày 21-5, Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá kỹ thuật trồng luân canh, xen canh lạc và đậu tương với mía tại Thanh Hóa.
Với mục tiêu xây dựng được quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa, bảo đảm phát triển bền vững các vùng nguyên liệu tỉnh Thanh Hóa, tháng 9-2012, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông Hà Nội chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa”.
Đề tài đã được triển khai thực hiện tại 2 huyện trọng điểm về trồng mía của tỉnh là Thọ Xuân và Thạch Thành. Đề tài đã tuyển chọn được một số giống lạc, đậu đỗ cho năng suất cao, thích hợp trồng xen canh, luân canh với mía như: giống lạc L26, giống đậu tương ĐT26, ĐVN14.
Sau khi thăm các mô hình thực nghiệm tại huyện Thạch Thành cho thấy: Đối với mô hình xen canh với mía bằng giống đậu tương ĐT26 cho năng suất thực thu cao nhất đạt 11,3 tạ/ha, mía đạt 75,1 tấn/ha trên chân đất ruộng và đạt 9,5 tạ/ha, mía đạt 63,3 tấn/ha trên chân đất đồi; giống lạc LT26 cho năng suất 17,9 tạ/ha, mía 66,1 tấn/ha trên chất đất ruộng và 15,6 tạ/ha, mía 72,5 tấn/ha trên chân đất đồi.
Đối với mô hình luân canh, trên chân đất ruộng, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 31 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè đạt 23,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 20,8; còn trên chân đất đồi, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 27,8 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè thu đạt 21,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 19,1 tạ/ha.
Qua thực tế từ các mô hình, theo các đại biểu tham dự hội nghị, việc thực hiện xen canh, luân canh theo đề tài nghiên cứu không những tăng giá trị trên một đơn vị diện tích mà còn tạo quỹ thời gian để đất tích lũy dinh dưỡng cho vụ sau.
Có thể bạn quan tâm

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.