Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Xen Canh, Luân Canh Lạc, Đậu Tương Với Mía Cho Năng Suất Cao

Mô Hình Trồng Xen Canh, Luân Canh Lạc, Đậu Tương Với Mía Cho Năng Suất Cao
Ngày đăng: 23/05/2014

Ngày 21-5, Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá kỹ thuật trồng luân canh, xen canh lạc và đậu tương với mía tại Thanh Hóa.

Với mục tiêu xây dựng được quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa, bảo đảm phát triển bền vững các vùng nguyên liệu tỉnh Thanh Hóa, tháng 9-2012, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông Hà Nội chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa”.

Đề tài đã được triển khai thực hiện tại 2 huyện trọng điểm về trồng mía của tỉnh là Thọ Xuân và Thạch Thành. Đề tài đã tuyển chọn được một số giống lạc, đậu đỗ cho năng suất cao, thích hợp trồng xen canh, luân canh với mía như: giống lạc L26, giống đậu tương ĐT26, ĐVN14.

Sau khi thăm các mô hình thực nghiệm tại huyện Thạch Thành cho thấy: Đối với mô hình xen canh với mía bằng giống đậu tương ĐT26 cho năng suất thực thu cao nhất đạt 11,3 tạ/ha, mía đạt 75,1 tấn/ha trên chân đất ruộng và đạt 9,5 tạ/ha, mía đạt 63,3 tấn/ha trên chân đất đồi; giống lạc LT26 cho năng suất 17,9 tạ/ha, mía 66,1 tấn/ha trên chất đất ruộng và 15,6 tạ/ha, mía 72,5 tấn/ha trên chân đất đồi.

Đối với mô hình luân canh, trên chân đất ruộng, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 31 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè đạt 23,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 20,8; còn trên chân đất đồi, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 27,8 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè thu đạt 21,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 19,1 tạ/ha.

Qua thực tế từ các mô hình, theo các đại biểu tham dự hội nghị, việc thực hiện xen canh, luân canh theo đề tài nghiên cứu không những tăng giá trị trên một đơn vị diện tích mà còn tạo quỹ thời gian để đất tích lũy dinh dưỡng cho vụ sau.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Hùm Giống Và Tôm Hùm Thương Phẩm Giảm Mạnh Giá Tôm Hùm Giống Và Tôm Hùm Thương Phẩm Giảm Mạnh

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá tôm hùm giống và tôm hùm thương phẩm giảm mạnh làm cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn

21/06/2012
Làm Giàu Từ Cà Phê, Cao Su Làm Giàu Từ Cà Phê, Cao Su

Năm 1975, trong đoàn quân rời thủ đô vào chiến trường Tây Nguyên có cô quân y Nguyễn Thị Vân vừa tròn 19 tuổi. Chị về quê lập gia đình. Chị bàn với chồng, chọn cách đi lên từ nông nghiệp.

24/04/2012
Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Trên Ruộng Lúa Ở Hà Vị Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Trên Ruộng Lúa Ở Hà Vị

Trong những năm qua, xã Hà Vị (Bạch Thông - Bắc Kạn) đã đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nông dân tiếp thu, áp dụng vào sản xuất và đời sống. Theo đó năm 2011 - 2012, Trung tâm giống Cây trồng - Vật nuôi tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá – lúa nhằm giúp người dân địa phương thâm canh tăng vụ.

21/06/2012
Nuôi Cá Tra: Vì Sao Lỗ Nhiều Hơn Lãi ? Nuôi Cá Tra: Vì Sao Lỗ Nhiều Hơn Lãi ?

Xuất khẩu cá tra liên tục tăng lên trong những năm qua, và năm nay hoàn toàn có thể đạt mốc 2 tỷ USD. Nhưng người nuôi cá tra trong 5 năm qua lại thường ở trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi.

24/04/2012
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa Ở Vĩnh Thạnh (Bình Định) Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa Ở Vĩnh Thạnh (Bình Định)

Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã triển khai mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng trên hồ chứa Bình Định, với quy mô 90 m3 lồng và 2 hộ tham gia. Mô hình được hỗ trợ 100% chi phí cá giống và 50% thức ăn. Kích cỡ cá giống ban đầu là 25 g/con, mật độ thả 80 con/m3

14/12/2011