Mô Hình Trồng Tỏi Theo Hướng An Toàn Trên Vùng Đất Cát Ven Biển Khánh Hòa

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa" được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa thực hiện trong giai đoạn 2012-2014. Sau thành công của mô hình trồng thử nghiệm trong vụ đông xuân năm 2012 – 2013, đề tài tiếp tục được mở rộng và đạt kết quả khả quan.
Vụ đông xuân 2012-2013, đề tài đã gieo thử nghiệm hơn 1,6 ha giống tỏi Lý Sơn, tại thôn Ninh Yểng – xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa. Với mật độ gieo thích hợp, liều lượng phân bón và đặc biệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, ruộng tỏi thử nghiệm đã giảm được tỷ lệ sâu bệnh, cho năng suất cao hơn những chân ruộng khác khoảng 13 tấn tỏi tươi/ha.
Từ kết quả này, vụ đông xuân 2013 – 2014, mô hình tiếp tục được mở rộng ra các xã Ninh Phước, Ninh Vân (TX.Ninh Hòa) và Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh), với tổng diện tích 6ha. Kết quả cho thấy, tùy theo chân ruộng, năng suất thu hoạch có thể đạt từ 14 đến trên 15 tấn/ha.
Trong thời gian tới, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ tập huấn nhân rộng mô hình và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân các địa phương ven biển có điều kiện phù hợp. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành xây dựng thương hiệu tỏi của Khánh Hòa.
Có thể bạn quan tâm

Con cá này được quán Bến Sông (phường Mỹ Long) mua để chế biến bán, nhưng sau đó một khách hàng ở TP. Rạch Giá (Kiên Giang) thương lượng mua lại nguyên con còn sống giá 4 triệu đồng.

Nhằm cải thiện môi trường, nhất là môi trường các ao, đầm nuôi tôm bị dịch bệnh, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh đã triển khai áp dụng mô hình chuyển đổi nuôi một số loài cá biển trong ao. Mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Thời gian gần đây, mô hình nuôi cừu lấy thịt đã được nhiều hộ dân trong tỉnh Đắk Lắk quan tâm và đạt được những thành công, bước đầu đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa trao giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm măng cụt và sản phẩm quýt đường cho 2 Hợp tác xã trái cây trên địa bàn. Đó là Hợp tác xã măng cụt Tân Thành, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè và Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, xã Bình Phú, huyện Càng Long.

Sơn cho biết, những gì mình có được ngày hôm nay là kết quả của niềm đam mê, tâm huyết lẫn tri thức, sức lực. Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại thôn Đông Gia (Đại Minh, Đại Lộc), Sơn cũng như bao thanh niên khác từng mơ ước được vào giảng đường để có thể đổi đời.