Mô Hình Trồng Tỏi Theo Hướng An Toàn Trên Vùng Đất Cát Ven Biển Khánh Hòa

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa" được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa thực hiện trong giai đoạn 2012-2014. Sau thành công của mô hình trồng thử nghiệm trong vụ đông xuân năm 2012 – 2013, đề tài tiếp tục được mở rộng và đạt kết quả khả quan.
Vụ đông xuân 2012-2013, đề tài đã gieo thử nghiệm hơn 1,6 ha giống tỏi Lý Sơn, tại thôn Ninh Yểng – xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa. Với mật độ gieo thích hợp, liều lượng phân bón và đặc biệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, ruộng tỏi thử nghiệm đã giảm được tỷ lệ sâu bệnh, cho năng suất cao hơn những chân ruộng khác khoảng 13 tấn tỏi tươi/ha.
Từ kết quả này, vụ đông xuân 2013 – 2014, mô hình tiếp tục được mở rộng ra các xã Ninh Phước, Ninh Vân (TX.Ninh Hòa) và Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh), với tổng diện tích 6ha. Kết quả cho thấy, tùy theo chân ruộng, năng suất thu hoạch có thể đạt từ 14 đến trên 15 tấn/ha.
Trong thời gian tới, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ tập huấn nhân rộng mô hình và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân các địa phương ven biển có điều kiện phù hợp. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành xây dựng thương hiệu tỏi của Khánh Hòa.
Có thể bạn quan tâm

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.

Cùng với nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, hiện nay cây cam đường canh đang giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Na Rì (Bắc Kạn) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: Cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/ cây.

Trồng ớt xuất khẩu đang là mô hình thành công ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Đây là mô hình hợp tác “ba nhà” tạo bước đột phá nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho nông dân.

“Cơn sốt” ươi đi qua, giờ đến mùa trái xay vào vụ sai quả. Để loại cây quý hiếm này không bị xâm hại, những ngày này cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà đang ngày đêm bám trụ tại những điểm “nóng”, kịp thời ngăn chặn nhiều đối tượng khai thác xay trái phép.