Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Ở Huyện Giồng Riềng

Mô Hình Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Ở Huyện Giồng Riềng
Ngày đăng: 13/06/2014

Giồng Riềng là huyện thuộc vùng đất thấp trũng (Tây sông Hậu) của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình trồng tiêu trên đất vườn của huyện Giồng Riềng được nhiều nông dân quan tâm đầu tư nhân rộng. Điểm đặc trưng nổi bật của mô hình trồng tiêu trong huyện là trồng trên đất liếp vườn dùng cây tràm sống làm trụ.

Mô hình có vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao và ổn định đã hấp dẫn nhiều nông dân xây dựng mô hình. Tới đầu năm 2014, diện tích tiêu của huyện đã có trên 40 ha, năng suất đạt từ 2-3,5 tấn/ha/năm. Những năm đầu, diện tích trồng tiêu chỉ tập trung ở 2 xã Hoà Thuận và Ngọc Hoà, nay đã được mở rộng trên nhiều xã ven theo sông Cái Bé như: Ngọc Chúc, Vĩnh Thạnh, Long Thạnh, Thị Trấn, Hoà Hưng.

Đặc biệt năm 2013, với giá tiêu 130.000 đồng/kg đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con trồng tiêu. Hộ anh Lưu Minh Trí ở ấp Bình Quang xã Hoà Thuận có vườn tiêu từ 4-7 năm tuổi với diện tích 2 ha đã cho thu hoạch ổn định với năng suất 2,5-3,5 tấn/ha/năm, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận thu được bình quân trên 300 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây ăn trái trong vùng.

Chính vì lợi nhuận hấp dẫn nên diện tích tiêu của huyện đang có xu hướng nhân rộng. Tuy nhiên khả năng chịu úng của cây tiêu rất kém, chỉ thích hợp trồng trong vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất còn giàu mùn hữu cơ, dễ thoát nước thuộc các vùng đất ven sông Cái Bé, không thích hợp với các vùng đất sét nặng, có bờ bao bảo vệ, chống lũ an toàn. Bà con cần kiểm tra vùng đất của gia đình xem có thích hợp với cây tiêu hay không trước khi quyết định đầu tư.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

10/08/2013
Nhà Máy Chậm Tiến Độ, Người Trồng Sắn Phú Thọ Lao Đao Nhà Máy Chậm Tiến Độ, Người Trồng Sắn Phú Thọ Lao Đao

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

10/08/2013
Lại Xảy Ra “Bắp Không Hạt” Ở Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) Lại Xảy Ra “Bắp Không Hạt” Ở Huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

10/08/2013
Xử Lý Chôm Chôm Nghịch Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/năm Xử Lý Chôm Chôm Nghịch Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/năm

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.

10/08/2013
Cảnh Giác Với Tôm Giá Rẻ Cảnh Giác Với Tôm Giá Rẻ

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.

12/08/2013