Mô Hình Trồng Tiêu Trên Đất Vườn Ở Huyện Giồng Riềng

Giồng Riềng là huyện thuộc vùng đất thấp trũng (Tây sông Hậu) của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình trồng tiêu trên đất vườn của huyện Giồng Riềng được nhiều nông dân quan tâm đầu tư nhân rộng. Điểm đặc trưng nổi bật của mô hình trồng tiêu trong huyện là trồng trên đất liếp vườn dùng cây tràm sống làm trụ.
Mô hình có vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao và ổn định đã hấp dẫn nhiều nông dân xây dựng mô hình. Tới đầu năm 2014, diện tích tiêu của huyện đã có trên 40 ha, năng suất đạt từ 2-3,5 tấn/ha/năm. Những năm đầu, diện tích trồng tiêu chỉ tập trung ở 2 xã Hoà Thuận và Ngọc Hoà, nay đã được mở rộng trên nhiều xã ven theo sông Cái Bé như: Ngọc Chúc, Vĩnh Thạnh, Long Thạnh, Thị Trấn, Hoà Hưng.
Đặc biệt năm 2013, với giá tiêu 130.000 đồng/kg đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con trồng tiêu. Hộ anh Lưu Minh Trí ở ấp Bình Quang xã Hoà Thuận có vườn tiêu từ 4-7 năm tuổi với diện tích 2 ha đã cho thu hoạch ổn định với năng suất 2,5-3,5 tấn/ha/năm, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận thu được bình quân trên 300 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây ăn trái trong vùng.
Chính vì lợi nhuận hấp dẫn nên diện tích tiêu của huyện đang có xu hướng nhân rộng. Tuy nhiên khả năng chịu úng của cây tiêu rất kém, chỉ thích hợp trồng trong vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất còn giàu mùn hữu cơ, dễ thoát nước thuộc các vùng đất ven sông Cái Bé, không thích hợp với các vùng đất sét nặng, có bờ bao bảo vệ, chống lũ an toàn. Bà con cần kiểm tra vùng đất của gia đình xem có thích hợp với cây tiêu hay không trước khi quyết định đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Chiếc xe tải mang biển kiểm soát 16N-0925 đang lao vun vút trên Quốc lộ 5 bỗng phải khựng lại trước hiệu lệnh dừng xe của lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội.

Ngày 21-5, tại TP Cần Thơ, Viện Phát triển kinh tế hợp tác tổ chức hội thảo “Nghiên cứu phát triển mô hình Hợp tác xã (HTX) thủy sản trong xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL”.

Dưới cái nắng xối xả hắt vào mặt, những người kéo lưới, bốc vác, cân cá cạnh ao nuôi cá tràu của nhà anh Huỳnh Văn Lượng ở xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn cười nói vui vẻ vì vụ cá này của nhà anh được mùa được giá.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2012 sản lượng cá tra, ba sa nuôi lồng, bè trên địa bàn thu hoạch giảm chỉ bằng 89% so cùng kỳ. Tình trạng thiếu cá nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản trong thời gian tới.

Huyện Cam Lộ được ví là “thủ phủ bắp” của tỉnh Quảng Trị, với diện tích vụ ĐX 2011-2012 lên đến hàng ngàn ha. Nhưng bà con nông dân ở nhiều xã đang dở khóc, dở cười vì đã đến mùa thu hoạch nhưng giá bắp lại rẻ bèo và bán không ai mua.