Mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại huyện đảo Phú Quốc cho thu nhập cao
Thanh long ruột đỏ đang phát huy lợi thế và hiệu quả kinh tế tại các tỉnh thành trong cả nước như: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long… và giờ đây đang phát huy lợi thế tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Ông Lê Minh Phong là người tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng tại đất đảo Phú Quốc.
Hiện ông là chủ nhân của mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc.
Ông cho biết, so với thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ có trái tuy nhỏ hơn nhưng chất lượng tốt hơn, vị ngọt đậm, ngon hơn thanh long ruột trắng nên được nhiều người ưa dùng.
Hiện tại, trồng thanh long ruột đỏ không lo về đầu ra vì sản lượng chưa đủ nhu cầu cho người tiêu dùng tại địa phương và khách du lịch đến huyện đảo.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây thanh long ruột đỏ, ông Phong cho biết, thanh long ruột đỏ là một trong những loại cây dễ trồng, ít bị sâu bệnh.
Mật độ trồng 1.600 trụ/ha (hàng cách hàng x cây cách cây là 2,5m x 2,5m), Từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu là 15 tháng; thanh long ruột đỏ trồng tại Phú Quốc cho trái tự nhiên từ tháng 3 đến tháng 8 (âm lịch), nếu không chong đèn thanh long cho 6 - 7 đợt trái/năm.
Trồng thanh long ruột đỏ tuy chi phí ban đầu nhiều hơn so với các loại cây trồng khác nhưng cho khai thác nhiều năm, lại không tốn nhiều công chăm sóc.
Ông Phong chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ của gia đình
Hiện tại vườn thanh long ruột đỏ của ông Phong có được 900 trụ đang cho thu hoạch.
Theo ông Phong, thanh long ruột đỏ trồng tại Phú Quốc có năng suất bình quân 24 tấn/ha/năm, với giá bán 20.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư chăm sóc, 1 ha thanh long ruột đỏ sẽ thu được lợi nhuận khoảng 320.000.000 đồng/năm.
Qua mô hình của ông Phong, bước đầu cho thấy thanh long ruột đỏ có khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng quả ngon khi trồng ở điều kiện thổ nhưỡng của Phú Quốc.
Thanh long ruột đỏ góp phần bổ sung giống cây trồng mới vào cơ cấu cây ăn quả của huyện.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, thanh long ruột đỏ chứng tỏ là loại cây ăn quả phù hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, góp phần tích cực vào việc xây dựng khu du lịch sinh thái huyện đảo.
Vì thế, các ngành chức năng cần nghiên cứu, hoàn thiện quy trình thâm canh cây TLRĐ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh phù hợp với điều kiện của huyện, làm cơ sở để áp dụng mở rộng mô hình trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Tỉa cành, tạo tán cây thích hợp trước mùa mưa: Cắt tỉa những cành tăm trong khung tán lá, cành có sâu bệnh, cành đã thu quả, cành vượt, tạo khung tán lá có dạng hình cái dù hoặc mâm xôi, làm cho vườn cây thông thoáng. Với những loại cây mà bộ rễ ăn nông (ví dụ như đu đủ) nên cắm cọc ở gần gốc cây rồi buộc cây vào cọc để chống đổ ngã (tốt nhất là cắm 3 cọc chụm lại theo kiểu hình chóp). Khơi thông cống rãnh xung quanh và mặt vườn để thoát nước nhanh.

Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là nông dân huyện Phụng Hiệp sẽ chính thức bước vào thu hoạch vụ mía 2013-2014. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào thu hoạch mía vừa đạt năng suất và chất lượng (chữ đường) đang là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.

Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Sả có tinh dầu thơm, có mùi chanh nên thường nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.

Với 500 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội ND cho vay, 17 hộ ND ở xã Hà Phong, huyện Hà Trung, Thanh Hóa đang thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt có thêm vốn để mua giống, thức ăn cho cá, mở rộng diện tích ao nuôi...

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết, dê là vật nuôi xóa nghèo hữu hiệu tại xã hiện nay so với một số con khác. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng và trải đều ở tất cả các thôn, ấp. Xã vừa quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất.