Mô Hình Trồng Táo Xuân 21 Cho Thu Lãi Trên 15 Triệu Đồng/sào

Với 40 sào táo Xuân 21, gia đình ông Vũ Ngọc Nhân, ở xóm Đá Gân, xã Đồng Liên (Phú Bình - Thái Nguyên) thu lãi khoảng 500 triệu đồng/năm.
Hiện nay, trên 6,8ha cây táo Xuân 21 tại xã Đồng Liên (Phú Bình - Thái Nguyên) đang cho thu hoạch với năng suất khoảng 1 tạ quả/sào.
Đây là giống táo lai do Trường Đại học Nông nghiệp I lai tạo và được ông Vũ Ngọc Nhân (xóm Đá Gân, xã Đồng Liên) - một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi mang về trồng tại từ năm 2011. Từ 5 gốc táo ban đầu, ông Nhân đã mở rộng khu vườn của gia đình và nhân giống cho hơn 30 hộ dân khác trong xã. Táo Xuân 21 có vị ngọt, kích thước quả lớn (khoảng 12 - 15 quả/kg), giá bán bình quân từ 20 - 25 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho thu lãi trên 15 triệu đồng/sào. Với năng suất và chất lượng cao, táo Xuân 21 đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều gia đình trong xã.
Nhận thấy thế mạnh từ loại cây ăn quả này, xã Đồng Liên đang từng bước tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích trồng cây, đồng thời đề nghị với Sở Khoa học - Công nghệ giúp đỡ phát triển thương hiệu táo Xuân 21 trên địa bàn. Trước mắt, cây táo Xuân 21 sẽ là một trong những thế mạnh để xã Đồng Liên thực hiện Đề án phát triển sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long vừa triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả” tại xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn).

Hiện nay trên các trà lúa xuân tại nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An xuất hiện hơn 1000 ha lúa bị nhiễm vàng lá, tập trung chủ yếu ở Nam Đàn 350 ha, Diễn Châu gần 400 ha, Quỳnh Lưu trên 250 ha và nhiều huyện đồng bằng, một số xã thuộc huyện miền núi thấp.

Sáng 19-4, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - CTCP (Hà Tĩnh) tổ chức lễ khởi công Trung tâm Giống hươu Việt Nam tại huyện Hương Sơn. Dự án Trung tâm Giống hươu Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích gần 50 ha thuộc hai xã Sơn Quang và Sơn Lĩnh, trong đó: giai đoạn 1 (2015 - 2016) xây dựng trên diện tích 16 ha, có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, với tổng đàn 1.000 con hươu giống; giai đoạn 2 (2016 - 2017) mở rộng khoảng 30 ha với khoảng 5.000 đến 10.000 con, gồm nuôi tập trung và nuôi liên kết hộ gia đình.

Gắn bó với nghề chăn nuôi gà từ những ngày đầu khi mới lập nghiệp, trải qua nhiều khó khăn, giờ đây anh Lê Văn Sỉ (38 tuổi, ngụ xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã trở thành chủ nhân của gia trại nuôi gà nòi Bến Tre. Mỗi năm, gia trại này cho anh Sỉ lợi nhuận trên 300 triệu đồng.

NNVN từng phản ánh một nghịch lý: trong lúc gạo Việt Nam ùn ứ tại cửa khẩu Lào Cai, không xuất được sang Trung Quốc thì tại các cửa khẩu tỉnh Nghệ An, An Giang... trâu bò lậu, thậm chí cả chó lậu ùn ùn vào nội địa. Nay lại thêm chuyện lạ - gà Việt Nam sang Trung Quốc…