Mô Hình Trồng Táo Xuân 21 Cho Thu Lãi Trên 15 Triệu Đồng/sào

Với 40 sào táo Xuân 21, gia đình ông Vũ Ngọc Nhân, ở xóm Đá Gân, xã Đồng Liên (Phú Bình - Thái Nguyên) thu lãi khoảng 500 triệu đồng/năm.
Hiện nay, trên 6,8ha cây táo Xuân 21 tại xã Đồng Liên (Phú Bình - Thái Nguyên) đang cho thu hoạch với năng suất khoảng 1 tạ quả/sào.
Đây là giống táo lai do Trường Đại học Nông nghiệp I lai tạo và được ông Vũ Ngọc Nhân (xóm Đá Gân, xã Đồng Liên) - một nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi mang về trồng tại từ năm 2011. Từ 5 gốc táo ban đầu, ông Nhân đã mở rộng khu vườn của gia đình và nhân giống cho hơn 30 hộ dân khác trong xã. Táo Xuân 21 có vị ngọt, kích thước quả lớn (khoảng 12 - 15 quả/kg), giá bán bình quân từ 20 - 25 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho thu lãi trên 15 triệu đồng/sào. Với năng suất và chất lượng cao, táo Xuân 21 đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều gia đình trong xã.
Nhận thấy thế mạnh từ loại cây ăn quả này, xã Đồng Liên đang từng bước tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích trồng cây, đồng thời đề nghị với Sở Khoa học - Công nghệ giúp đỡ phát triển thương hiệu táo Xuân 21 trên địa bàn. Trước mắt, cây táo Xuân 21 sẽ là một trong những thế mạnh để xã Đồng Liên thực hiện Đề án phát triển sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.

Dù ủng hộ chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển dần sang đóng tàu vỏ sắt, nhưng nhiều ngư dân và chuyên gia cho rằng cần tránh chạy theo phong trào đóng tàu vỏ sắt, bởi tàu gỗ công suất lớn vẫn mang lại hiệu quả cao tùy theo mô hình, phương thức đánh bắt...

Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.

Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.