Mô hình trồng su su ở Hồng Thái

Nhiệt độ trung bình năm 18,4 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85%, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200mm nên phù hợp phát triển các loại rau màu xứ lạnh như: su hào, cải bắp, súp lơ và su su lấy ngọn.
Vụ đông năm 2014, thực hiện theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Na Hang đã chọn xã Hồng Thái để đưa vào trồng thử nghiệm cây su su lấy ngọn trên diện tích 0,5ha đất màu đồi.
Sau hơn 3 tháng đưa vào trồng thử nghiệm, qua theo dõi thấy, cây su su phát triển tốt, dễ trồng, ít sâu bệnh và chi phí đầu tư thấp, giá bán bình quân 15.000 - 20.000 đồng/kg.
Nông dân xã Hồng Thái chăm sóc vườn su su.
Gia đình anh Đằng Đức Hầu (thôn Khau Tràng) trồng hơn 3.000m2 su su.
Nhờ nắm vững kiến thức và chăm sóc đúng quy trình nên toàn bộ diện tích cây su su của gia đình anh phát triển khá tốt.
Hiện, su su đã cho thu hoạch, mỗi buổi chợ mang lại cho gia đình nguồn thu 450.000 - 500.000 đồng.
Anh Hầu cho biết, sau hơn 3 tháng trồng, su su đã cho thu hoạch.
Ưu điểm của cây su su là dễ trồng, ưa thời tiết mát mẻ, thời gian thu hoạch ngọn nhanh và kéo dài.
Cây su su trồng 1 lần và cho thu hoạch trong nhiều vụ tiếp theo (bình quân từ 3 - 5 năm), cách chăm sóc cũng đơn giản, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh và chi phí đầu tư thấp.
Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ trồng su su mà gia đình anh mua được những trang bị thiết yếu trong gia đình, phần còn lại để trang trải cuộc sống và cho con cái học hành.
Ông Đặng Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái, cho biết, Đảng bộ xã xác định, đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh về thời tiết khí hậu và đất đai để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả như mận và lê; quy hoạch phát triển cây chè đặc sản và vùng trồng rau đặc sản để cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.
Vụ đông năm 2015, xã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức cho nhiều hộ tham quan học tập mô hình trồng cây su su tại huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Qua đó thực hiện trồng cây su su tại 23 hộ gia đình ở các thôn Hồng Ba, Pắc Khoang, Khau Tràng, Nà Mu với tổng diện tích trên 3ha.
Hiện, bà con ở các thôn trên đã tiến hành trồng cây su su theo kế hoạch.
Việc mở rộng diện tích trồng cây su su lấy ngọn tại xã Hồng Thái là tiền đề để xây dựng vùng sản xuất cây su su hàng hóa, góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, giúp người dân có hướng đi mới trong phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.

Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.

“Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng”, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).