Mô Hình Trồng Rau Nhút Ở Thanh Bình

Thanh Bình là huyện có diện tích trồng rau nhút rất lớn, diện tích bình quân hàng năm lúc chính vụ (mùa nước lũ) từ 100 – 120 ha.
Mùa vụ rau nhút nơi đây bắt đầu từ tháng 5 âm lịch, lúc này những vùng đất thấp ngập nước dọn sạch cỏ lên đê xung quanh để giữ nước sau đó người ta tiến hành cấy rau nhút. Những ngày đầu mới cấy rau nhút nên thường xuyên chú ý đến mực nước trong ruộng tốt nhất từ 30-50 cm tránh để mực nước trong ruộng bị khô rau nhút chậm phát triển. Đất "lung" trồng sẽ thuận lợi vì không sợ khô nước. Trồng rau nhút cần diệt sạch ốc bươu vàng, đây là đối tượng gây hại rất lớn cho rau nhút, và định kỳ phun phân bón lá cho rau mau phát triển (7 – 10/lần).
Sau khi trồng từ 1,5 tháng là tiến hành thu hoạch. Sau đó từ 7-10 ngày thu hoạch một lần, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4-5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật trồng của từng người.
Sau mỗi đợt hái cần tiến hành phun phân bón lá nhằm giúp cây lấy lại sức và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mau ra đọt non. 1000m2 rau nhút có thể thu hoạch từ 1,5-2 tấn, với giá bán bình quân từ 2.500- 3.500kg thì có thể thu về từ 4.000-5.000 triệu đồng, trồng rau nhút chi phí rất thấp chủ yếu là công thu hoạch, vừa giải quyết việc làm thời gian nhàn rỗi mùa lũ vừa tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.
Những năm gần đây nhiều nông dân trồng rau nhút mùa nghịch bán được giá, mang lại thu nhập khá cao cho người dân.
Anh Trần Thanh Danh ấp Nam xã Tân Thạnh với diện tích 3.000 m2 lên bờ bao xung quanh giữ mức nước sâu khoảng 80 cm để trồng rau nhút mùa nghịch cho biết: Với 3.000 m2 trồng rau nhút cứ 10 ngày thu hoạch một lần trung bình từ 350 – 400kg. giá bán 4.500 đ/kg thu được từ 1.500.000 – 1.800.000 đ/đợt tính đến nay anh thu hoạch trên 3 tháng nhưng rau nhút của anh còn rất tốt. Rau nhút mùa nghịch tuy có khó trồng và chi phí nhiều hơn mùa lũ nhưng bán được giá cao, vừa hái ra đã có thương lái đến cân tại ruộng với giá 4.500 đ/kg, nếu gia đình có điều kiện đem bán ở chợ thì rau nhút có giá từ 5.000-6.000/kg. Anh cho biết thêm ngoài bán rau chợ anh còn bán rau nhút giống cho nông dân xung quanh trồng vừa tăng thu nhập vừa cải tạo lại ruộng rau nhút.
Đây là mô hình góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho nông dân trong thời gian nhàn rỗi, đồng thời tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích
Có thể bạn quan tâm

Cá đồng từ lâu được xem là đặc sản của đất rừng U Minh; tuy nhiên sản lượng cá đã giảm nhiều so với trước đây. Nguyên nhân là do công tác quản lý và bảo vệ chưa thật sự hiệu quả, tình trạng bắt bằng phương pháp “xiệt điện” cũng khiến một lượng lớn cá giống bị hủy diệt. Tình trạng bắt cá non trong mùa sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng của huyện U Minh.

Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh sở hữu nhiều tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Thế nhưng, việc sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản tại chỗ trên địa bàn tỉnh hiện còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi.

Dẫn đầu cả nước về số tàu thuyền cũng như sản lượng thủy sản được khai thác, đánh bắt nhưng khi nhắc đến Quảng Ngãi, người ta lại nghĩ ngay đến… thợ lặn hoặc các đôi tàu giã cào cao tốc, những nghề vốn không được khuyến khích phát triển hiện nay.

Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết: từ đầu tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2. Năng suất bình quân đạt 13 tấn/1ha/vụ, giảm gần 4 tấn/1ha/vụ so với năm 2013.