Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An

Mô Hình Trồng Ớt Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc Ở Nghệ An
Ngày đăng: 29/07/2014

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Hai xã Tân Phú, Nghĩa Dũng của huyện Tân Kỳ là những nơi được chọn để tròng ớt xuất khẩu. Ở đây, nông dân đã trồng đại trà ớt. Được biết từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ 2,5 tháng. Theo các hộ nông dân ớt đã thu hoạch sẽ thu hoạch liên tiếp từ 6-9 lứa tùy thuộc từng ruộng, từng gia đình chăm sóc.

Giá ớt được thu mua theo hợp đồng ngay từ đầu vụ, tại thời điểm này có hộ thu nhập từ xuất bán ớt xanh mô hình này lên tới 100-160 triệu/ha. Ớt thu hoạch xong được nhập cho công ty liên kết, qua sơ chế tuyển chọn, ớt lên contenơ và xuôi ra Hải Phòng và xuất trực tiếp sang Hàn Quốc.

Bên cạnh mô hình trồng thuần là mô hình trồng xen ớt trong lô cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản. Mô hình này thực sự  phát huy hiệu quả, khai thác sử dung đất bền vững, tăng hiệu quả sử dụng đất. Bên cạnh thu nhập từ trồng xen canh cây ớt xuất khẩu thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ/ha còn có tác dụng giúp cây cao su phát triển tốt nhờ hỗ trợ cung cấp nước tưới, phân bón và giảm chi phí chăm sóc, làm cỏ cho cao su.

Bên cạnh mô hình liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm với các hộ dân, công ty VINTECHCO Đức Việt còn thuê 50 ha đất bãi ven sông của dân đầu tư mô hình ứng dụng sản xuất ớt cay xuất khẩu áp dụng công nghệ cao. Ớt trồng được bón lót, sử dụng màng phủ, hệ thống tưới nhỏ gọt được áp dụng triệt để với hệ thống đường ống cơ động dưới màng phủ (giúp tiết kiệm nước, chống thoát hơi nước).

Phân bón thúc cho cây ớt được hoà vào bể chứa và bón phân thông qua hệ thống tưới, giảm chi phí công chăm sóc, bón phân đồng thời sử dụng đúng, đủ lượng phân để cây ớt phát huy được tiềm năng năng suất. Ớt rau mô hình đã vào giai đoạn cho thu hoạch, mô hình ớt chỉ thiên đang ở giai đoạn ra hoa và cả 2 mô hình đang hứa hẹn một vụ mùa bội thu.

Qua kết quả đạt được, mô hình tuy ở phạm vi hẹp (trên 100ha), nhưng là hướng đi triển vọng, khai thác sử dụng đất nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Đồng thời, đây là một trong những hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Kết quả mô hình còn thể hiện mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nông, doanh nghiệp và có sự tham gia giám sát, hỗ trợ chặt chẽ của nhà quản lý. Kết quả mô hình là hướng đi mới, cần động viên, phát huy, quan tâm để mở rộng trong thời gian tới, hướng sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hang hóa nông sản sạch phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu Nuôi Tôm Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Trường ĐH Cần Thơ triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh xen vườn dừa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giúp nhiều nông hộ tăng thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích.

28/04/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ba Ba Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ba Ba

Mô hình nuôi ba ba của ông Hồ Văn Đại ở ấp Mương Khai, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đạt được năng suất cao nhiều năm liền, nhiều bà con nơi đây đang học hỏi kinh nghiệm của Ông để nuôi loài thủy sản này.

28/04/2014
Ương Cá Trê Lai Giống Ương Cá Trê Lai Giống

Theo chân ông Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Đồng (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) Nguyễn Phúc Đức, chúng tôi có dịp tìm hiểu một nghề mới đang giúp người dân giàu lên từng ngày. Đó là nghề ương cá trê lai giống.

28/04/2014
Thu Nhập Cao Từ Nuôi Cá Sấu Thu Nhập Cao Từ Nuôi Cá Sấu

Với ý nghĩ cần tìm một mô hình làm ăn để kiếm thêm nguồn thu nhập phụ ngoài nuôi tôm, anh Nguyễn Minh Kha, ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá sấu, mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

28/04/2014
Tôm Chết Hàng Loạt, Nghi Nhiễm Bệnh Đốm Trắng Tôm Chết Hàng Loạt, Nghi Nhiễm Bệnh Đốm Trắng

Trong thời gian qua, các hộ nuôi tôm ở thôn Cổ Lũy Bắc - Vĩnh Thọ, xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi trong cảnh điêu đứng bởi, tôm nuôi chết hàng loạt, nhiều hộ trắng tay vì chi phí đầu tư quá lớn.

28/04/2014