Mô Hình Trồng Mít Siêu Sớm Và Măng Cụt Phục Vụ Du Lịch Sinh Thái.

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.
Trái mít ít xơ, nhiều múi, múi to, dày, mùi thơm nhẹ thoáng mùi dầu chuối, cơm màu vàng cam, thịt mịn, dòn, ngọt mát , hạt nhỏ hơn mít nghệ, ít mủ, khi ăn không bị dính tay và miệng; đang là loại trái cây thu hút thị trường khá mạnh.
Sau khi triển khai và trồng mít siêu sớm (05 hộ, qui mô vườn 4,3ha), măng cụt (06 hộ, qui mô 6,7 ha) tại xã Trung An – Củ Chi, là những hộ dân có kinh nghiệm trồng cây ăn trái lâu đời (do tập đoàn Chinfon tài trợ), qua một năm theo dõi, tại buổi hội thảo các hộ cho thấy: Để cây cho năng suất cao, cần chú trọng bón phân chuồng kết hợp phân hóa học, liều lượng hợp lý, nhằm hạn chế xơ đen, trái nứt, cơm vàng, ngọt, tuổi thọ của mít rất ngắn, không quá 10 năm tuổi, vì thế muốn cây phát triển tốt nên tỉa bớt trái non và không để rong xanh bám vào cây, phải thường xuyên kiểm tra cắt tỉa cành hư và chà rửa những vết rong bám vào thân cây.
Một kinh nghiệm của hộ Nguyễn Thanh Quí cho biết: trồng giống mít này phải thường xuyên chăm sóc,bón phân và theo dõi các loài sâu đục trái, thối trái và bệnh nấm cây. Ngoài ra, cần chú ý tưới nước thường xuyên cho cây, nhưng không được để ngập úng, nhất là khi cây ra trái, nếu không múi mít bị sượng.
So với cây mít siêu sớm, thì măng cụt có tuổi đời lâu năm hơn, do đặc trưng của cây măng cụt còn nhỏ rất mẫn cảm với ánh nắng mặt trời, do đó cần che bóng cho cây trong 4 – 5 năm đầu bằng cách trồng xen chuối, mía một cách hợp lý để tăng thêm thu nhập, lấy ngắn nuôi dài, vừa đảm bảo môi trường thích hợp cho cây măng cụt. Đến thời kỳ cây măng cụt cho trái ổn thì loại bỏ hết cây xen canh, tập trung chuyên canh măng cụt.
Tuy chưa tính được hiệu quả (chưa đến thời kỳ thu hoạch), nhưng được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ dự án Chinfon, và có sự liên kết hợp tác lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ cây ăn trái; vì thế đây là mô hình cần chuyển giao, nhân rộng diện tích nhằm đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, thực hiện thành công dự án Nông thôn mới của huyện.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến hết tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 118,9 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường XK đơn lẻ hàng đầu trong khối, duy nhất giá trị XK sang Anh tăng 44,9%, các thị trường còn lại: Hà Lan giảm 1,8%; Tây Ban Nha giảm 45,3% và Đức giảm 27,7% so với cùng kỳ năm 2014.

QI/2015 XK cá ngừ của Việt Nam giảm mạnh phần lớn do giá thế giới xuống thấp cộng với nhu cầu thị trường yếu. Sang đến QII, XK sang một số thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tổng XK cá ngừ tính đến hết tháng 5 vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị đạt trên 187,2 triệu USD.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (gọi tắt là EEU) đã được Thủ tướng 5 nước thành viên ký kết ngày 29-5-2015. Theo các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra, EEU sẽ mở đường cho cá tra của tỉnh vào thị trường các nước này ngày một nhiều hơn.

Sau 3 năm thực hiện, dự án “Chăn nuôi bò thịt bán chăn thả trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” do kỹ sư Hồ Văn Sơn, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phụng Hiệp, làm chủ nhiệm đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Tham gia dự án, từ 64 con bò giống, các hộ chăn nuôi đã cung cấp cho thị trường 144 con bò thịt thương phẩm và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác từ mô hình này.

Xuất phát từ Chương trình khuyến lâm, khoảng 10 năm trước, Chi cục Kiểm lâm An Giang khởi xướng cách làm này và mô hình trở nên quen thuộc với cư dân vùng Bảy Núi, trong đó anh Đỗ Văn Tài (đồi 3 núi Phú Cường, xã An Nông) là người tiêu biểu, thực hiện hiệu quả mô hình nuôi nai dưới tán rừng.