Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)
Ngày đăng: 22/08/2015

Tận dụng nguồn lợi từ dự án, bà con ở khu vực ven đê đã cải tạo, bồi đắp đất ven đê lấn biển sau tuyến rừng phòng hộ để trồng dưa hấu và đậu phộng. Vùng đất giồng cát này có độ thoát nươc tốt, mực nước cấp sâu, tầng canh tác dày... khá thích hợp cho trồng cây ăn trái và rau màu.

Toàn xã có hơn 150 ha đất giồng cát, trong đó ấp Mỏ Ó có khoảng 40 ha, ông Trần Hoàng Dũng - phó Phòng NN & PTNT huyện Trần Đề cho biết: “Dưa hấu trồng trên đất cát rất ngon, ngọt mà giá bán cũng khá cao, còn đậu phộng cũng đạt năng suất rất cao. Để tạo điều kiện cho hợp tác xã hoạt động tốt, phòng nông nghiệp huyện đã xét hỗ trợ nguồn giống từ vốn sự nghiệp của huyện để HTX có điều kiện phát triển mô hình.”

Hiện nay, nông dân hợp tác xã trồng màu Mỏ Ó đã chủ động được nguồn nước sản xuất, nên bà con trồng được quanh năm. Chỉ khoảng 3 tháng chăm sóc là cho thu hoạch, do đó 1 năm bà con có thể trồng được 2 – 3 vụ dưa hấu và 1 vụ đậu phộng, kỹ thuật trồng cũng khá đơn giản lại dễ chăm sóc, chỉ cần luống trồng tơi xốp cao ráo, bón phân đầy đủ để cây phát triển tốt.

Một công dưa hấu thu hoạch khoảng 3 - 3,5 tấn, còn đậu phộng cũng khoảng 700kg đến 1 tấn/công, giúp nông dân tăng thu nhập, chị Nguyễn Thị Anh ở ấp Mỏ Ó cho biết: “Lúc trước trồng hành thì giá cả bấp bênh, giờ trồng dưa thấy hiệu quả hơn. Với mô hình dưa hấu kết hợp đậu phộng cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng/công, trừ chi phí cũng còn lời khoảng 10 triệu đồng.”

Việc thành lập hợp tác xã đang cho thấy hiệu quả, xóa dần tập quán sản xuất đơn lẻ, hộ gia đình; Giờ đây các thành viên đều sản xuất theo mùa vụ, qua các buổi họp hằng tháng cũng giới thiệu những kiến thức kỹ thuật mới để các thành viên học tập. Tuy nhiên do mới đi vào hoạt động nên xã viên còn gặp khó khăn về vốn để sản xuất rau an toàn, đầu ra sản phẩm, điều kiện thời tiết... Dù chính quyền địa phương rất quan tâm, nhưng hướng giải quyết khó khăn cho nông dân vẫn còn bất cập, ông Lưu Hoàng Kiêm - HTX ấp Mỏ Ó cho biết: “Cái khó hiện nay của HTX là vốn và nguồn cung cấp hạt giống, vật tư nông nghiệp. Nếu như giống và vật tư nông nghiệp bà con được lấy trực tiếp từ công ty thì giá đầu tư sẽ giảm được rất nhiều so với mua bên ngoài.”

Vụ xuống giống trồng đậu phụng ở HTX trồng màu Mỏ Ó.

Để hợp tác xã trồng màu Mỏ Ó tiếp tục phát triển và được nhân rộng thì rất cần sự quan tâm hỗ trợ của ngành chức năng như: hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất… Có như vậy mô hình mới phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp nông dân an tâm sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Bơ Được Mùa, Trúng Giá Bơ Được Mùa, Trúng Giá

Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…

16/04/2014
Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Công Nghiệp Có Xu Hướng Tăng Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Công Nghiệp Có Xu Hướng Tăng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.

16/04/2014
Tôm Hùm Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Tôm Hùm Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân

Gần một tuần nay, tôm hùm ươm nuôi tại khu vực Hòn Yến, xã An Hòa (Tuy An - Phú Yên) bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trước tình hình này, sáng 11/4, Sở NN-PTNT đã cử đoàn công tác đến kiểm tra thực tế…

16/04/2014
Yên Tâm Với Chất Lượng Hàng Hải Sản Mùa Du Lịch Yên Tâm Với Chất Lượng Hàng Hải Sản Mùa Du Lịch

Vào mùa hè, lượng hàng hải sản tiêu thụ thường mạnh hơn những mùa khác. Đó cũng là lúc chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được người dân quan tâm hàng đầu.

16/04/2014
Nuôi Tôm Công Nghiệp Tự Phát Ở Cà Mau Những Thách Thức Mới Nuôi Tôm Công Nghiệp Tự Phát Ở Cà Mau Những Thách Thức Mới

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…

14/07/2014