Mô hình trồng măng tây xanh trong vườn

Anh Nguyễn Văn Thanh ở phường Bình Tân - hộ dân tham gia mô hình cho biết, gia đình anh được Phòng Kinh tế thị xã hỗ trợ 100% giống đã được ủ nẩy mầm, với thêm 30% phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng 1.000 m2 măng tây xanh trong vườn. Tổng chi phí và công chăm sóc gần 22,5 triệu đồng, khi cây bắt đầu cho hái chồi măng trung bình 6 kg/ngày, thu hoạch liên tục trong 4 tháng được sản lượng 720 kg. Với giá bán bình quân 50 ngàn đồng/kg cho giá trị thu nhập 36 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, có lợi nhuận gần 14 triệu đồng trong 4 tháng, mỗi tháng thu khoảng 3,5 triệu đồng. Hiện tại hộ anh Thanh đang mở rộng thêm diện tích trồng măng tây xanh…
Theo Phòng Kinh tế La Gi, măng tây xanh là giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao; măng dùng làm rau sống xay sinh tố, chế biến các món canh bổ dưỡng; đồng thời giúp phòng tránh một số bệnh như: ung thư, chống lão hóa, béo phì… Đây là loại cây dễ trồng, chăm sóc, thích hợp với thời tiết nắng ấm ở vùng đất La Gi; tuy nhiên tránh trồng vào cuối năm dễ gặp không khí lạnh, cây sẽ không phát triển. Hạt măng tây xanh được gieo trong bầu ươm, sau khoảng 3 tháng mang ra ngoài ruộng trồng với khoảng cách cây cách cây 30cm.
Giống cây này phù hợp trên đất màu tơi xốp, thoát nước vùng gần sông Dinh, các khe, suối trong vùng. Trước khi trồng bà con nên bón lót phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân lân theo số lượng khuyến cáo. Mô hình trồng thử nghiệm ở thị xã đã có 3 hộ tham gia sản xuất 3 sào. Qua kết quả khả quan ban đầu, Phòng Kinh tế đã tiến hành tập huấn, nhân rộng mô hình cho 50 bà con nông dân sản xuất rau trong vùng và hội thảo giới thiệu mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Lượng lúa hàng hóa tăng trong khi nhu cầu thị trường giảm đã kéo theo giá lúa giảm, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL đang triển khai chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác hoặc trồng luân canh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho biết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa có buổi làm việc với Đại sứ Bỉ tại Việt Nam Bruno Angelet về nội dung xây dựng Trung tâm phân phối và sàn đấu giá hàng thủy sản Việt Nam tại cảng Zeebrugge, Bỉ.

Ngày 25/7, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 4 hộ chăn nuôi thuộc 4 xã Mỹ Lương (huyện Cái Bè), Phước Thạnh (thành phố Mỹ Tho), Phú Kiết và Hòa Tịnh (huyện Chợ Gạo) của tỉnh Tiền Giang. Tổng số gia cầm mắc bệnh gồm 16.300 con chim cút, 330 con gà và 5 con vịt.

Trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã và đang khẳng định ưu thế của mình trong việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn, xã của huyện Yên Sơn thì nay đã phát triển ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Lực Hành, Xuân Vân, Kiến Thiết, Nhữ Hán (Yên Sơn); Kim Bình, Vinh Quang, Linh Phú (Chiêm Hóa); Thượng Lâm, Lăng Can (Lâm Bình)...

Để khơi dậy ý chí vươn lên làm kinh tế, thoát nghèo bền vững cho bà con nhân dân, mấy năm trở lại đây Đảng ủy, chính quyền xã Sầm Dương (Sơn Dương) tích cực khuyến khích bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao vào trồng và chăn nuôi mang lại hiệu quả tích cực.