Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình trồng măng tây xanh trong vườn

Mô hình trồng măng tây xanh trong vườn
Ngày đăng: 10/07/2015

Anh Nguyễn Văn Thanh ở phường Bình Tân - hộ dân tham gia mô hình cho biết, gia đình anh được Phòng Kinh tế thị xã hỗ trợ 100% giống đã được ủ nẩy mầm, với thêm 30% phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng 1.000 m2 măng tây xanh trong vườn. Tổng chi phí và công chăm sóc gần 22,5 triệu đồng, khi cây bắt đầu cho hái chồi măng trung bình 6 kg/ngày, thu hoạch liên tục trong 4 tháng được sản lượng 720 kg. Với giá bán bình quân 50 ngàn đồng/kg cho giá trị thu nhập 36 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, có lợi nhuận gần 14 triệu đồng trong 4 tháng, mỗi tháng thu khoảng 3,5 triệu đồng. Hiện tại hộ anh Thanh đang mở rộng thêm diện tích trồng măng tây xanh…

Theo Phòng Kinh tế La Gi, măng tây xanh là giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao; măng dùng làm rau sống xay sinh tố, chế biến các món canh bổ dưỡng; đồng thời giúp phòng tránh một số bệnh như: ung thư, chống lão hóa, béo phì… Đây là loại cây dễ trồng, chăm sóc, thích hợp với thời tiết nắng ấm ở vùng đất La Gi; tuy nhiên tránh trồng vào cuối năm dễ gặp không khí lạnh, cây sẽ không phát triển. Hạt măng tây xanh được gieo trong bầu ươm, sau khoảng 3 tháng mang ra ngoài ruộng trồng với khoảng cách cây cách cây 30cm.

Giống cây này phù hợp trên đất màu tơi xốp, thoát nước vùng gần sông Dinh, các khe, suối trong vùng. Trước khi trồng bà con nên bón lót phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân lân theo số lượng khuyến cáo. Mô hình trồng thử nghiệm ở thị xã đã có 3 hộ tham gia sản xuất 3 sào. Qua kết quả khả quan ban đầu, Phòng Kinh tế đã tiến hành tập huấn, nhân rộng mô hình cho 50 bà con nông dân sản xuất rau trong vùng và hội thảo giới thiệu mô hình.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Cá Rô Phi Sẽ Thay Thế Một Phần Cá Tra Xuất Khẩu Cá Rô Phi Sẽ Thay Thế Một Phần Cá Tra

Mặc dù cách đây 10 năm, cá rô phi đã được Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai đề án phát triển để đưa thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, nhưng đến gần đây cá rô phi mới trở thành đối tượng nuôi có thị trường tiêu thụ tốt cả trong nước lẫn xuất khẩu, và sẽ được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới.

20/01/2015
Giá Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thái Lan Tăng Nhẹ Trong Năm 2014 Giá Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thái Lan Tăng Nhẹ Trong Năm 2014

Mặc dù giá XK cá tra sang Thái Lan tăng nhưng đây chỉ là giá sản phẩm phile đông lạnh. Năm 2014, Việt Nam không XK cá tra phile ướp lạnh, tươi sang thị trường này, trong khi năm 2013 Việt Nam XK gần 30 tấn mặt hàng này sang thị trường Thái Lan.

20/01/2015
Tôm Át Chủ Bài Của Xuất Khẩu Thủy Sản Tôm Át Chủ Bài Của Xuất Khẩu Thủy Sản

Tôm có vị thế đó vì duy trì tỷ trọng trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Năm 2014, tôm Việt Nam có mặt tại 15 thị trường thống kê được danh tính, nghĩa là còn một số địa chỉ khác gộp vào nhóm “các thị trường khác”. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam với 22% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong khi chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Về trị giá, xuất khẩu tôm vào Mỹ hơn xuất khẩu sang Nhật Bản xếp thứ 2 gần 9% và xếp thứ 3 là khối EU khoảng 10% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam.

20/01/2015
Người Nuôi Rắn Hổ Hèo Khóc Ròng Người Nuôi Rắn Hổ Hèo Khóc Ròng

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã, chúng tôi tìm đến ấp Tây Bình, vừa rẽ vào con kênh ở ấp để hỏi thăm đến nhà một hộ nuôi rắn từ chương trình, thì một phụ nữ chạy ra hỏi: “Hai chú mua rắn hả, nhiều hay ít…”. Qua đó, cũng đủ biết các hộ nuôi rắn ở đây ngóng chờ người mua như thế nào.

20/01/2015
Siết Chặt Kiểm Soát Thú Y Siết Chặt Kiểm Soát Thú Y

Năm 2014, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn cơ bản được kiểm soát. Đặc biệt, trong năm, Hà Nội không xảy ra ổ dịch truyền nhiễm nguy hiểm như dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.

20/01/2015