Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình trồng măng tây xanh trong vườn

Mô hình trồng măng tây xanh trong vườn
Ngày đăng: 10/07/2015

Anh Nguyễn Văn Thanh ở phường Bình Tân - hộ dân tham gia mô hình cho biết, gia đình anh được Phòng Kinh tế thị xã hỗ trợ 100% giống đã được ủ nẩy mầm, với thêm 30% phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng 1.000 m2 măng tây xanh trong vườn. Tổng chi phí và công chăm sóc gần 22,5 triệu đồng, khi cây bắt đầu cho hái chồi măng trung bình 6 kg/ngày, thu hoạch liên tục trong 4 tháng được sản lượng 720 kg. Với giá bán bình quân 50 ngàn đồng/kg cho giá trị thu nhập 36 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, có lợi nhuận gần 14 triệu đồng trong 4 tháng, mỗi tháng thu khoảng 3,5 triệu đồng. Hiện tại hộ anh Thanh đang mở rộng thêm diện tích trồng măng tây xanh…

Theo Phòng Kinh tế La Gi, măng tây xanh là giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao; măng dùng làm rau sống xay sinh tố, chế biến các món canh bổ dưỡng; đồng thời giúp phòng tránh một số bệnh như: ung thư, chống lão hóa, béo phì… Đây là loại cây dễ trồng, chăm sóc, thích hợp với thời tiết nắng ấm ở vùng đất La Gi; tuy nhiên tránh trồng vào cuối năm dễ gặp không khí lạnh, cây sẽ không phát triển. Hạt măng tây xanh được gieo trong bầu ươm, sau khoảng 3 tháng mang ra ngoài ruộng trồng với khoảng cách cây cách cây 30cm.

Giống cây này phù hợp trên đất màu tơi xốp, thoát nước vùng gần sông Dinh, các khe, suối trong vùng. Trước khi trồng bà con nên bón lót phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân lân theo số lượng khuyến cáo. Mô hình trồng thử nghiệm ở thị xã đã có 3 hộ tham gia sản xuất 3 sào. Qua kết quả khả quan ban đầu, Phòng Kinh tế đã tiến hành tập huấn, nhân rộng mô hình cho 50 bà con nông dân sản xuất rau trong vùng và hội thảo giới thiệu mô hình.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Chăn nuôi hội nhập đẩy mạnh tái cơ cấu Ngành Chăn nuôi hội nhập đẩy mạnh tái cơ cấu

Đề án tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Bộ NN&PTNT phê duyệt tháng 5/2014 cho thấy những chuyển biến tích cực. Vì vậy, khắc phục điểm yếu và tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu là nhiệm vụ quan trọng của ngành trong hội nhập.

05/05/2015
Ông Tân vượt khó làm giàu Ông Tân vượt khó làm giàu

Gần 20 năm về trước, gia đình ông Nguyễn Văn Tân (SN 1959, ở thôn Phú Diễn Trong, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) thuộc diện nghèo khó của địa phương. Nhưng với hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng nên một cơ nghiệp với doanh thu mỗi năm 700 triệu đồng và trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

05/05/2015
Người 'máu' nuôi nai Người 'máu' nuôi nai

Là thú y viên trực thuộc Trạm Thú y huyện Hoài Ân (Bình Định) thường xuyên tiếp xúc vật nuôi nên trong huyết quản của anh luôn nóng cái “máu” chăn nuôi.

05/05/2015
Khi GAHP thâm nhập vào khu dân cư Khi GAHP thâm nhập vào khu dân cư

Hơn 3 năm thâm nhập vào khu dân cư, Chương trình GAHP (thực hành chăn nuôi an toàn) thuộc Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP) của Lâm Đồng đã mang lại những hiệu quả tích cực về giảm thiểu tác động môi trường, tăng cường vệ sinh an toàn trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt, nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi…

05/05/2015
Ông Nguyễn Văn Ân vượt khó trở thành chủ trang trại Ông Nguyễn Văn Ân vượt khó trở thành chủ trang trại

Từ một người nghèo khó, phải đi làm mướn mới đủ tiền nuôi sống gia đình… đến nay, gia đình ông đã có “của ăn, của để” và giúp đỡ những người khó khăn. Đó là ông Nguyễn Văn Ân (ấp Thanh Đăng, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), 1 lão nông sản xuất - kinh doanh giỏi nhiều năm liền, với mô hình nuôi bò hiệu quả cao.

05/05/2015