Mô hình trồng mãng cầu hiệu quả kinh tế tại Cần Giờ (TP.HCM)

Đặc biệt, vùng đất này được thiên nhiên ban tặng nên trồng loại cây ăn quả nào cũng có mùi vị ngọt ngào, mặn mà của biển. Một trong loại trái cây nổi tiếng trong đó có Xoài cát hòa lộc và Mãng cầu.
Mãng cầu Cần Giờ là một trong những loại trái cây có thương hiệu được nhiều ngườii ưa chuộng. Chính vì vậy, Trạm khuyến nông Cần Giờ đã tiến hành triển khai thực hiện mô hình trồng và phát triển cây mãng cầu với diện tích mô hình 3,3 ha ven biển trên địa bàn xã Long hòa. Mô hình được triển khai với mục tiêu phát triển giống mãng cầu Na có trái to và dai. Đây là mô hình góp phần chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao hiệu quả cho nông dân trong vùng.
Khuyến nông TP đã đầu tư 100% giống cây cho bà con nông dân xã Long Hòa. Đã chuyển giao quy trình kỹ thuật như: tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, cách chọn giống cầu, thiết kế vườn trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Sau một năm trồng bà con đã thực hiện đúng quy trình, kết quả cho thấy tỷ lệ sống cây đạt trên 80%, chiều cao cây từ 0,9 – 1m, đường kính tán lá 0,6 - 0,7m, đường kính góc trung bình 3 - 5cm. Mặc dù đây là vùng đất cát pha, bị nhiễm phèn, mặn, nhưng chỉ sau 12 tháng trồng, cây mãng cầu phát triển đều, cây xanh tốt, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, ước tính sau 3 năm trồng, cây mãng cầu sẽ cho trái bình quân 7kg cây/năm lần thứ nhất.
Từ năm thứ 4 trở đi, mãng cầu sẽ cho sản lượng ổn định từ 10 - 15kg/năm. Với giá bình quân 20.000 đồng/kg. Năm đầu tiên thu hoạch, bà con nông dân thu được 70 - 80 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các khoản chi phí khác nông hộ lãi khoản 46 triệu đồng/1ha.
Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình mà còn mang lại hiệu quả xã hội, giúp người trồng mãng cầu nâng cao trình độ sản xuất, tiếp cận và ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Mô hình thành công sẽ mang lại thu nhập cho người trồng mãng cầu cải thiện đời sống và vươn lên làm giàu, đồng thời góp phần quan trọng việc thực hiện chuyển đổi và đa dạng hóa cây trồng và tăng thu nhập đời sống cho người dân, góp một phần 19 tiêu chí nông thôn mới tại Xã Long Hòa nói riêng, tiến tới Cần Giờ đạt huyện nông thôn mới năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều ngày nay, ở Quảng Trị, người nuôi tôm ở các xã Trung Giang, huyện Gio Linh và Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đang điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi chưa đến thời điểm thu hoạch

Sau những thất bại tưởng chừng không gượng dậy được, nhưng với sự quyết tâm làm giàu, anh Dương Văn Phương ở thôn Lâm Xuyên, xã Tam Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã vươn lên bằng 20 triệu đồng vốn để nuôi… dúi. 5 năm sau anh trở thành chủ nhân sở hữu một trang trại dúi trị giá hàng tỷ đồng và được Chương trình VTV6 đặt tên cho một phóng sự đã phát sóng trên kênh truyền hình VTV6 là “Vua Dúi Việt Nam”.

Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vừa giới thiệu hệ thống nhà màng công nghệ cao dùng để trồng rau sạch, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Do sử dụng chất liệu màng thay cho kính để làm nhà trồng rau nên giá thành giảm, các loại sâu bọ cũng không thể vào được. Độ ẩm trong nhà màng luôn được giữ ổn định từ 75-80%, bảo đảm sự sinh trưởng cho cây

Một trong những nguyên nhân khiến năng suất lúa còn thấp là do thói quen sạ (cấy) khi gốc rạ dưới ruộng chưa hoại mục, gây ngộ độc cho đất, để lại nguồn sâu bệnh từ vụ trước. Mặt khác, khi đời sống người nông dân được nâng cao thì rơm, rạ đã ít được tận dụng làm chất đốt trong sinh hoạt

Các mô hình chăn nuôi lợn có rộng khắp cả nước, song cách từng bước đi lên xây dựng trang trại của anh Bùi Văn Hồng, tại xã Bình Tâm, huyện Châu Thành (tỉnh Long An) đã mang hiệu quả kinh tế cao, là tấm gương điển hình đang được nhiều người dân học hỏi