Mô hình trồng mãng cầu hiệu quả kinh tế tại Cần Giờ (TP.HCM)

Đặc biệt, vùng đất này được thiên nhiên ban tặng nên trồng loại cây ăn quả nào cũng có mùi vị ngọt ngào, mặn mà của biển. Một trong loại trái cây nổi tiếng trong đó có Xoài cát hòa lộc và Mãng cầu.
Mãng cầu Cần Giờ là một trong những loại trái cây có thương hiệu được nhiều ngườii ưa chuộng. Chính vì vậy, Trạm khuyến nông Cần Giờ đã tiến hành triển khai thực hiện mô hình trồng và phát triển cây mãng cầu với diện tích mô hình 3,3 ha ven biển trên địa bàn xã Long hòa. Mô hình được triển khai với mục tiêu phát triển giống mãng cầu Na có trái to và dai. Đây là mô hình góp phần chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao hiệu quả cho nông dân trong vùng.
Khuyến nông TP đã đầu tư 100% giống cây cho bà con nông dân xã Long Hòa. Đã chuyển giao quy trình kỹ thuật như: tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, cách chọn giống cầu, thiết kế vườn trồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Sau một năm trồng bà con đã thực hiện đúng quy trình, kết quả cho thấy tỷ lệ sống cây đạt trên 80%, chiều cao cây từ 0,9 – 1m, đường kính tán lá 0,6 - 0,7m, đường kính góc trung bình 3 - 5cm. Mặc dù đây là vùng đất cát pha, bị nhiễm phèn, mặn, nhưng chỉ sau 12 tháng trồng, cây mãng cầu phát triển đều, cây xanh tốt, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, ước tính sau 3 năm trồng, cây mãng cầu sẽ cho trái bình quân 7kg cây/năm lần thứ nhất.
Từ năm thứ 4 trở đi, mãng cầu sẽ cho sản lượng ổn định từ 10 - 15kg/năm. Với giá bình quân 20.000 đồng/kg. Năm đầu tiên thu hoạch, bà con nông dân thu được 70 - 80 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các khoản chi phí khác nông hộ lãi khoản 46 triệu đồng/1ha.
Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình mà còn mang lại hiệu quả xã hội, giúp người trồng mãng cầu nâng cao trình độ sản xuất, tiếp cận và ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Mô hình thành công sẽ mang lại thu nhập cho người trồng mãng cầu cải thiện đời sống và vươn lên làm giàu, đồng thời góp phần quan trọng việc thực hiện chuyển đổi và đa dạng hóa cây trồng và tăng thu nhập đời sống cho người dân, góp một phần 19 tiêu chí nông thôn mới tại Xã Long Hòa nói riêng, tiến tới Cần Giờ đạt huyện nông thôn mới năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa hè thu chính vụ ở khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang bắt đầu xuống giống, song trước áp lực thời tiết, giá cả khiến nông dân phập phồng, lo lắng...

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.