Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình trồng lúa 3 giảm 3 tăng thích ứng biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả cao

Mô hình trồng lúa 3 giảm 3 tăng thích ứng biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả cao
Ngày đăng: 16/11/2015

Hiệu quả rõ rệt

Mô hình được áp dụng với diện tích 80ha, sản xuất lúa RVT trong vụ đông xuân, có 65 hộ tại khóm Tân Chánh A, khóm 3, phường 2 và khóm Vĩnh Tiền, phường 3 (thị xã Ngã Năm) tham gia, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư.

Theo đó, sau 3 tháng sản xuất lúa theo quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, nông dân đã thấy rõ sự khác biệt giữa sản xuất lúa thông thường với cách làm mới này.

Ông Nguyễn Văn Hoanh ngụ khóm Tân Chánh A, phường 2, đánh giá: “Nếu người nông dân áp dụng đúng với những yêu cầu kỹ thuật đã được hướng dẫn, thì so với làm lúa thông thường, mô hình sản xuất lúa SRI hiệu quả hơn nhiều.

Cái lợi trước mắt là lúa ít bị sâu bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, sản phẩm đạt chất lượng nên được doanh nghiệp bao tiêu với giá tương đối cao, nông dân có lời nhiều hơn”.

Áp dụng phương pháp cấy bằng máy với lượng giống chỉ còn 50kg/ha.

Còn ông Hà Văn Giai ( phường 3, thị xã Ngã Năm) thì cho rằng: “Do lượng phân, thuốc bón giảm hơn so với cách làm thông thường nên chi phí được tiết giảm rất nhiều, tiết kiệm khoảng 300.000 đồng/công.

Hơn nữa, với cách sản xuất lúa áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI, năng suất đạt rất cao”.

Theo thống kê của ngành chức năng, thì với mô hình sản xuất này, lượng thuốc BVTV giảm còn gần 30% so với sản xuất thông thường, đặc biệt cho năng suất cao hơn từ 7 - 10%, các hộ tham gia mô hình còn được doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu lúa với giá 6.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường từ 700 – 1.000 đồng/kg.

Nhân rộng cho nông dân

" Mô hình ứng dụng gói giải pháp 3 giảm, 3 tăng.

Đó là giảm giống, giảm lượng phân bón hóa học và giảm thuốc bảo vệ thực vật.

Giảm giống áp dụng phương pháp cấy bằng máy với lượng giống chỉ còn 50kg/ha, giúp đồng ruộng hạn chế cỏ dại đầu vụ và quản lý ốc bươu vàng dễ hơn so với sạ lan”. Ông Võ Quốc Trung-Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng

Theo Trạm khuyến nông thị xã Ngã Năm, mô hình áp dụng quản lý nước theo ướt khô xen kẽ, 3 giảm 3 tăng và phương pháp cấy bằng máy phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu ở Ngã Năm.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp thị xã tiếp tục nhân rộng mô hình để bà con có điều kiện tìm hiểu và áp dụng.

“Mô hình còn thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn hiện nay nhờ vào chế độ quản lý nước theo phương pháp ướt khô xen kẽ và phòng trừ dịch bệnh theo phương pháp IPM”–ông Nguyễn Minh Trí – Trưởng trạm khuyến nông thị xã Ngã Năm nhận định.

Những năm gần đây, thị xã Ngã Năm là vùng sản xuất lúa chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rõ nét nhất là tình trạng nắng hạn và xâm nhập mặn kéo dài.

Do đó, mô hình sản xuất lúa này phù hợp với điều kiện thời tiết biến đổi phức tạp, đồng thời cũng thể hiện được sự liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp và là tiền đề cho việc thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Ba Ba Gấp 3 Cá Ba Ba Gấp 3 Cá

Phong trào nuôi ba ba ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho hiệu quả cao, lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa; điển hình là hộ ông Hồ Đức Nguyên ở ấp Phú Thọ mỗi năm lãi trên 100 triệu đồng.

18/11/2013
Tận Diệt Thủy Sản Bằng Tận Diệt Thủy Sản Bằng "Rọ Lồng"

Tình trạng ngư dân dùng rọ lồng nhập từ Trung Quốc tận diệt các loài thủy sản ở các sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bến Ván... đang ngày càng phổ biến, gây nhiều bức xúc cho nhân dân.

18/11/2013
Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Để Sản Xuất Hiệu Quả Vụ Tôm Nước Lợ 2014 Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Để Sản Xuất Hiệu Quả Vụ Tôm Nước Lợ 2014

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, 10 tháng đầu năm 2013, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh hơn 906ha (trong đó có 749,3ha là tôm thẻ chân trắng), tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở TP Cà Mau, các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt hiệu quả, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các trạm thú y, mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ người nuôi phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thả nuôi với mật độ vừa phải: tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 70-100 con/m2. Bên cạnh đó, vận động người nuôi chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn khi tôm nuôi có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bệnh để kịp thời phối hợp xử lý.

18/11/2013
Điêu Đứng Sau Bão Điêu Đứng Sau Bão

Cơn bão số 14 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân Vân Đồn (Quảng Ninh). Hộ thiệt hại ít thì cũng vài chục đến vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản đều có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng do bão ập đến quá nhanh khiến họ trở tay không kịp.

18/11/2013
55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Mô Hình VietGAP 55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Mô Hình VietGAP

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

18/11/2013