Mô Hình Trồng Gấc Ở Huyện Lang Chánh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bước đầu thí điểm ở 5 xã: Tân Phúc, Trí Nang, Giao An, Giao Thiện và Đồng Lương với 33.000 gốc gấc thu hút 131 hộ tham gia. Các hộ được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và thâm canh cây gấc, được hỗ trợ cây giống và phân bón. Công ty Phú Nông (Vĩnh Lộc) ký cam kết bao tiêu sản phẩm với giá 3.000 đồng/kg.
Việc thử nghiệm thành công mô hình trồng gấc ở huyện Lang Chánh đã giúp bà con nông dân tận dụng tốt hơn diện tích đất bãi, đất đồi bị bỏ hoang và diện tích trồng màu kém hiệu quả. Tuy nhiên, để phát triển mô hình theo hướng sản xuất hàng hóa, bà con nông dân đang rất cần sự bảo đảm lâu dài về thị trường tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm thực hiện tốt quy trình sản xuất giống cây ăn quả hồng không hạt, kiểm soát được chất lượng nguồn giống, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã thực hiện hoạt động xây dựng và kiểm soát chất lượng giống cây ăn quả hồng không hạt.

Năm 2012 - 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã xây dựng thành công mô hình “Nuôi cá hồi vân thương phẩm trong bể tại xã Dền Sáng, huyện huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines - Proceso Alcala vừa bị cáo buộc "đi đêm" với Tổng công ty Lương thực miền Nam của Việt Nam (Vinafood 2) trong hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo.

Dường như được thiên nhiên ưu ái, mảnh đất Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vùng chuyên canh cây ăn trái với nhiều loại trái cây thơm ngon mang đặc trưng Nam bộ, như: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài, dâu…

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng lồng tại đập phụ gần cửa xã nước hồ chứa Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc) với quy mô ban đầu là 100 m3 được chia làm hai lồng với tổng kinh phí đầu tư 54 triệu đồng.