Mô hình trồng Dừa Dứa đa dạng hóa cây trồng, hiệu quả kinh tế

Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.
Chính vì thế, để đẩy mạnh hiệu quả kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Trạm Khuyến nông Củ Chi triển khai mô hình trồng Dừa Dứa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế vườn cho bà con trong vùng. Với tổng diện tích 03ha (12 hộ tham gia) tại các xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Trong đó, khuyến nông thành phố hỗ trợ 100% chi phí mua giống là 945 cây giống.
Sau 12 tháng trồng (từ 7/2014 – 7/2015) tại các hộ cho thấy: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật do CBKT Trạm Khuyến nông hướng dẫn, cây sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiệu khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, các đối tượng sâu bệnh không đáng kể, tỷ lệ sống đạt trên 85%.
Ông Nguyễn Văn Khúc cho biết, Dừa dứa là cây dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý thăm nom vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh, cần vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư của cây để tránh cho các ấu trùng cũng như sinh vật hại có nơi trú ẩn để sinh sôi nảy nở và gây hại cho cây.
Dự kiến sau thời gian xây dựng cơ bản khoảng 3 - 4 năm cây dừa có thể cho khoảng 120 trái/cây/năm với giá bán theo thời giá hiện nay trung bình tại vườn là 5.000đ/trái, tổng doanh thu 453,6 triệu đồng/3ha, sau khi trừ chi phí (phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc) nhà vườn đã có lợi nhuận khá cao. Từ năm thứ 6 trở đi cây cho trái ổn định, vì lúc này nhà vườn còn kinh doanh trái giống.
Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết thêm; mô hình trồng dừa dứa này nhằm tang tính đa dạng hóa chủng loại cây ăn trái cho thành phố, bên cạnh đó bà con nên áp dụng KHKT mới như theo dõi vòng đời phát triển của các loại sinh vật hại để khi phun thuốc có hiệu quả tốt nhất tránh tình trạng phun thuốc quá nhiều tốn chi phí và gây ảnh hưởng cho môi trường sống.
Đồng thời nên tận dụng khoảng đất trống của vườn để trồng các loại cây khác phù hợp để lấy ngắn nuôi dài, trong tương lai bà con cần liên kết lại để phát triển du lịch sinh thái, tăng thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

“Con cá tra đang đối mặt với nhiều nguy cơ như chi phí đầu vào cao (khoảng 19.500 đồng/kg, trong khi giá bán chỉ 19.000 – 22.000 đồng/kg cá thương phẩm), dẫn đến rủi ro cao” - ông Trần Anh Thư – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang cho hay.

Thời gian gần đây, Công ty CP Giống cây trồng Nha Hố (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) phối hợp với Viện Nghiên cứu ngô tiến hành khảo sát và thực nghiệm trình diễn một số giống ngô tại Ninh Thuận để tìm ra giống có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của người dân. Thực tế cho thấy, giống ngô lai VN 8960 đang đem lại niềm tin cho nông dân Ninh Thuận.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho hay Việt Nam đã gửi danh sách 11 loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu cho cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ.

Theo báo cáo kiểm tra tại các địa phương của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua các cơ quan quản lý các cấp (tỉnh, huyện, xã) chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quản ý giống mắc ca theo quy chế cây trồng lâm nghiệp.

Hiện nay, nông dân Lâm Đồng đang bước vào mùa thu hoạch chính vụ sầu riêng. Theo các chủ vườn, năm nay loại trái cây này không chỉ được mùa mà còn được giá nên lợi nhuận cao so với các năm trước.