Mô hình trồng Dừa Dứa đa dạng hóa cây trồng, hiệu quả kinh tế

Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.
Chính vì thế, để đẩy mạnh hiệu quả kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Trạm Khuyến nông Củ Chi triển khai mô hình trồng Dừa Dứa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế vườn cho bà con trong vùng. Với tổng diện tích 03ha (12 hộ tham gia) tại các xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Trong đó, khuyến nông thành phố hỗ trợ 100% chi phí mua giống là 945 cây giống.
Sau 12 tháng trồng (từ 7/2014 – 7/2015) tại các hộ cho thấy: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật do CBKT Trạm Khuyến nông hướng dẫn, cây sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiệu khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, các đối tượng sâu bệnh không đáng kể, tỷ lệ sống đạt trên 85%.
Ông Nguyễn Văn Khúc cho biết, Dừa dứa là cây dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý thăm nom vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh, cần vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư của cây để tránh cho các ấu trùng cũng như sinh vật hại có nơi trú ẩn để sinh sôi nảy nở và gây hại cho cây.
Dự kiến sau thời gian xây dựng cơ bản khoảng 3 - 4 năm cây dừa có thể cho khoảng 120 trái/cây/năm với giá bán theo thời giá hiện nay trung bình tại vườn là 5.000đ/trái, tổng doanh thu 453,6 triệu đồng/3ha, sau khi trừ chi phí (phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc) nhà vườn đã có lợi nhuận khá cao. Từ năm thứ 6 trở đi cây cho trái ổn định, vì lúc này nhà vườn còn kinh doanh trái giống.
Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết thêm; mô hình trồng dừa dứa này nhằm tang tính đa dạng hóa chủng loại cây ăn trái cho thành phố, bên cạnh đó bà con nên áp dụng KHKT mới như theo dõi vòng đời phát triển của các loại sinh vật hại để khi phun thuốc có hiệu quả tốt nhất tránh tình trạng phun thuốc quá nhiều tốn chi phí và gây ảnh hưởng cho môi trường sống.
Đồng thời nên tận dụng khoảng đất trống của vườn để trồng các loại cây khác phù hợp để lấy ngắn nuôi dài, trong tương lai bà con cần liên kết lại để phát triển du lịch sinh thái, tăng thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc, nông dân thua lỗ nặng, hệ thống siêu thị Big C tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.

Vụ lúa thu - đông, toàn tỉnh Trà Vinh xuống giống được 86.850ha, đạt 99,37% kế hoạch. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được khoảng 10.558ha, tập trung ở huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, năng suất bình quân 5,32 tấn/ha, tăng 0,15 tấn/ha so với cùng kỳ.

Không nổi tiếng như cam ở các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Nghệ An nhưng hôm nay 2 xã Bản Giang và Bản Hon (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã trồng hàng chục héc-ta cam, quýt nhiều diện tích đã cho thu hoạch.

Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.