Mô Hình Trồng Chuối Trên Triền Núi Ở Thuận Bắc

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.
Tháng 9 năm nay, gia đình anh được Phòng NN&PTNT huyện Thuận Bắc chọn trồng cây chuối theo đề án Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả trên đất dốc, triền núi. Anh được đầu tư cây giống, hỗ trợ một phần phân bón và cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc theo cách “cầm tay chỉ việc”.
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, gia đình anh trồng các loài cây ngắn ngày như đậu xanh, bắp lai… để có thu nhập đầu tư chăm sóc cho cây chuối. Qua 3 tháng chăm sóc chu đáo, vườn chuối của anh Xuyến phát triển tốt hứa hẹn cho những mùa trái nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm.
Có thể bạn quan tâm

Vốn đổ vào đầu tư phát triển, vượt thu ngân sách… cho thấy mục tiêu tăng trưởng 11,5% của năm 2015 rất khả thi, nhưng Quảng Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước ngưỡng cửa hoạch định kế hoạch năm 2016.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020 và năm 2016; trong đó đề cập nhiều nội dung về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Xây dựng sản phẩm lưu niệm du lịch gắn với bảo tồn làng nghề đang là hướng ưu tiên hiện nay của nhiều địa phương. Thông qua các sản phẩm thủ công đặc trưng không chỉ giúp giữ gìn thương hiệu mà còn tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập để yên tâm gắn bó với nghề.

Trải qua một thời gian dài triển khai, dự án Bảo tồn nguồn gen và phát triển giống bưởi trụ lông Đại Bình do Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam triển khai được kỳ vọng sẽ mở ra hướng nâng cao giá trị cho loại đặc sản này.

Trong khi các nhà quản lý du lịch, các công ty lữ hành than phiền về sự khan hiếm sản phẩm lưu niệm Quảng Nam thì tại không ít điểm du lịch, việc bày bán sản phẩm ngoại nhập diễn ra công khai gây ảnh hưởng đến thương hiệu làng nghề xứ Quảng.