Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Chuối Thoát Nghèo Ở Khuổi Đác

Mô Hình Trồng Chuối Thoát Nghèo Ở Khuổi Đác
Ngày đăng: 20/02/2014

Theo tập tục canh tác từ xưa, người Dao ở Khuổi Đác, xã Mai Lạp, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) chỉ biết phát đồi làm nương trồng ngô chứ không biết làm ruộng.

Ngô trồng một mùa trên đất dốc, lại không được chăm bón nên năng suất thấp, người dân thường xuyên bị cái nghèo, cái đói ám ảnh. Năm 2011, khi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đưa mô hình trồng chuối về triển khai tại địa phương, gia đình chị, một hộ nghèo nhất thôn Khuổi Đác, lại là hộ đầu tiên đăng ký tham gia và được dự án hỗ trợ về cây giống.

Chị Phượng tâm sự: “Ban đầu nhiều người nói tôi bị điên, vì đã có nhiều dự án vào xã nhưng không thành công, nên mô hình này rồi sẽ chết yểu. Tôi vẫn đăng ký tham gia, vì thấy cán bộ tổ chức tập huấn ngay tại thực địa, cầm tay chỉ việc cho bà con chứ không phổ biến lý thuyết suông như những dự án trước”.

Ngoài 200 cây giống được hỗ trợ, chị mạnh dạn mua thêm 600 cây con về trồng. Có sự hướng dẫn của cán bộ dự án, chị Phượng đã biết cách chăm sóc như phát cỏ, làm gốc, ủ phân vi sinh để bón cho cây. Cây chuối trước đây không được chăm sóc nên quả rất nhỏ, chỉ 3 – 4 nải một cây. Nay ít nhất mỗi cây cũng cho 6 nải (khoảng 20kg), quả to và đều. Ban đầu chuối cho thu hoạch theo lứa, khoảng 3 tháng/lần.

Đến nay, vườn chuối của gia đình chị Phượng có thể thu hoạch liên tục từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần được 1,5 – 2 triệu đồng. “Là sản phẩm sạch 100% nên chuối do gia đình trồng rất được ưa chuộng. Thương lái thường tìm đến tận vườn mua với giá 3.000 đồng/kg quả, 2.000 đồng/kg hoa chuối. Còn thân cây không bán được thì dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc ủ phân xanh. Một cây chuối khi lớn sẽ cho 3 cây con nên không phải mất công trồng lại”- chị Phượng cho biết.

Không chỉ giúp gia đình thoát nghèo, chị Phượng còn hỗ trợ cây giống miễn phí và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho bà con trong thôn. Năm 2013, chị hỗ trợ những người mới tham gia mô hình 300 cây giống, và cùng cán bộ dự án hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc để đạt hiệu quả cao. Ngoài chuối là giống cây chủ lực, gia đình chị còn trồng xen kẽ gừng và cây lá khôi (một loại cây dược liệu dùng để chữa bệnh dạ dày).

Năm 2012, chị bán được 8 tạ gừng, thu về hơn 3 triệu đồng, 100 gốc khôi trồng thử nghiệm cũng cho thu hoạch 6 kg lá khô với giá 150.000 đồng/kg. Trung bình một năm, gia đình chị Phượng thu được từ chuối, gừng và lá khôi hơn 120 triệu đồng.

Chị Hà Thị Tươi – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mai Lạp đánh giá: “Từ khi đưa mô hình trồng chuối về xã, Hội Phụ nữ đã tích cực triển khai tới các thôn, bản. Chị Phượng là người đầu tiên mạnh dạn thử nghiệm và bước đầu đạt được thành công. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành nhân rộng mô hình này để chị em có việc làm, tăng thêm thu nhập trong thời gian khó khăn”.


Có thể bạn quan tâm

Rau Hữu Cơ Siêu Lãi Rau Hữu Cơ Siêu Lãi

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

19/04/2012
Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn Thúc Đẩy Phát Triển Đàn Lợn Nái Của Tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

22/07/2012
Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng Tôm Giống Rởm Gây Thiệt Hại Cho Người Nuôi Trồng

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

01/05/2012
Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

20/04/2012
Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm Loại Trừ Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Để Cứu Ngành Tôm

Trước những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng cách những hóa chất, kháng sinh trong nghề nuôi tôm, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03 và Thông tư số 04 về việc bổ sung Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời đưa 28 sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

22/02/2012