Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Chanh Bông Tím Xã Nhị Bình Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Trồng Chanh Bông Tím Xã Nhị Bình Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 13/04/2012

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Xã Nhị Bình có khoảng 20 ha đất trồng cây chanh bông tím, trong đó trên 11 ha trồng chanh chuyên canh và gần 9 ha trồng xen canh. Theo người dân trồng chanh nơi đây cho biết, chanh bông tím dễ trồng, ít vốn, ít tốt công chăm sóc, cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây chanh bông tím được trồng đầu tiên ở Nhị Bình là hộ ông Nguyễn Văn Lựu, ấp Đông A với diện tích hơn 4 công đất. Vào thời điểm đó, chanh có giá trên 20.000 đồng/kg, gia đình ông thu được lợi nhuận cao. Thấy việc trồng chanh mang lại hiệu quả kinh tế phấn khởi nên nhiều hộ dân khác trong xã cũng chuyển sang trồng chanh bông tím.

Hộ anh Phạm Hoàng Minh có 7 ha đất trồng chuyên canh chanh bông tím cho biết: Trước đây, anh trồng cây sa pô, nhưng cây thường bị sâu bệnh, chi phí bỏ ra nhiều mà hiệu quả kinh tế lại không cao, thấy một số hộ dân trong xã trồng chanh bông tím đạt hiệu quả kinh tế nên anh quyết định đốn bỏ sa pô và trồng cây chanh bông tím. Hiện vườn chanh của anh đã được hơn 3 năm tuổi, năng suất ổn định, mỗi tháng anh thu hoạch 2 lần với trên 2 tấn trái, giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg như hiện nay thì mỗi tháng gia đình anh thu về từ 50 - 60 triệu đồng.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ chanh bông tím, bà Lê Thị Bé ở ấp Đông A, xã Nhị Bình đã tận dụng 3 ha đất đang trồng vú sữa để trồng xen canh chanh bông tím. Hiện nay, chanh của bà đang cho trái rất nhiều, trung bình mỗi tháng thu hoạch trên 1 tấn trái, mỗi tháng gia đình bà thu về từ 25 - 30 triệu đồng. Chanh bông tím có thể trồng được trên cả đất thịt và đất cát, khâu chăm sóc lại dễ, tán nhỏ vì vậy nông dân có thể tận dụng đất trồng cây lâu năm để xen canh trồng chanh bông tím. Đây là một cách hữu hiệu để tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất.

Ông Trần Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Bình cho biết: Trồng chanh có nhiều lợi thế hơn so với các loại cây trồng khác như vốn ít, ít sâu bệnh nên người dân mạnh dạn chuyển đổi. Nếu giá chanh từ 10.000 đồng/kg trở lên thì không cây gì có hiệu quả bằng cây chanh.

Với những giá trị kinh tế mà cây chanh mang lại, cho thấy rằng người nông dân xã Nhị Bình ngày càng nhạy bén hơn trong việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, cũng như ngày càng nắm bắt nhanh chóng và vận dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. 

Có thể bạn quan tâm

Vú Sữa Tím Tín Hiệu Vui Cho Nhà Vườn Vú Sữa Tím Tín Hiệu Vui Cho Nhà Vườn

Sau một thời gian bị lãng quên, hiện vú sữa tím được nhiều nhà vườn ở xã Xuân Hòa (Kế Sách - Sóc Trăng) quan tâm vì đây là loại cây cho lợi nhuận cao nhờ cho thu hoạch sớm hơn 1-2 tháng so với vú sữa Lò Rèn, có thể vận chuyển xa và được thị trường chấp nhận.

27/12/2013
Tái Đàn Chăn Nuôi Sau Lũ Tái Đàn Chăn Nuôi Sau Lũ

Sau lũ, nông dân xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) khẩn trương vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh, chuẩn bị con giống để tái đàn và phát triển chăn nuôi. Đây là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lụt vừa qua.

07/12/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cút Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cút

Nhờ tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hùng ở làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) đã tìm ra con đường làm giàu cho mình: Nuôi chim cút.

27/12/2013
Tỷ Phú Trưởng Thôn Dưới Chân Đồi Gò Loi Tỷ Phú Trưởng Thôn Dưới Chân Đồi Gò Loi

Những ngày công tác ở vùng trung du huyện Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện đẹp về những tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là ông Mai Văn Rõ (52 tuổi), Trưởng thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.

27/12/2013
Tái Phát Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Gia Súc Tái Phát Dịch Lở Mồm Long Móng Trên Đàn Gia Súc

Theo ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, hiện ngành Thú y đang phối hợp với địa phương để thực hiện các biện pháp khống chế, bao vây và dập dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

07/12/2013