Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Chanh Bông Tím Xã Nhị Bình Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Trồng Chanh Bông Tím Xã Nhị Bình Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 13/04/2012

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều nông dân xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chuyển đổi từ cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chanh bông tím cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Xã Nhị Bình có khoảng 20 ha đất trồng cây chanh bông tím, trong đó trên 11 ha trồng chanh chuyên canh và gần 9 ha trồng xen canh. Theo người dân trồng chanh nơi đây cho biết, chanh bông tím dễ trồng, ít vốn, ít tốt công chăm sóc, cho trái quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây chanh bông tím được trồng đầu tiên ở Nhị Bình là hộ ông Nguyễn Văn Lựu, ấp Đông A với diện tích hơn 4 công đất. Vào thời điểm đó, chanh có giá trên 20.000 đồng/kg, gia đình ông thu được lợi nhuận cao. Thấy việc trồng chanh mang lại hiệu quả kinh tế phấn khởi nên nhiều hộ dân khác trong xã cũng chuyển sang trồng chanh bông tím.

Hộ anh Phạm Hoàng Minh có 7 ha đất trồng chuyên canh chanh bông tím cho biết: Trước đây, anh trồng cây sa pô, nhưng cây thường bị sâu bệnh, chi phí bỏ ra nhiều mà hiệu quả kinh tế lại không cao, thấy một số hộ dân trong xã trồng chanh bông tím đạt hiệu quả kinh tế nên anh quyết định đốn bỏ sa pô và trồng cây chanh bông tím. Hiện vườn chanh của anh đã được hơn 3 năm tuổi, năng suất ổn định, mỗi tháng anh thu hoạch 2 lần với trên 2 tấn trái, giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg như hiện nay thì mỗi tháng gia đình anh thu về từ 50 - 60 triệu đồng.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ chanh bông tím, bà Lê Thị Bé ở ấp Đông A, xã Nhị Bình đã tận dụng 3 ha đất đang trồng vú sữa để trồng xen canh chanh bông tím. Hiện nay, chanh của bà đang cho trái rất nhiều, trung bình mỗi tháng thu hoạch trên 1 tấn trái, mỗi tháng gia đình bà thu về từ 25 - 30 triệu đồng. Chanh bông tím có thể trồng được trên cả đất thịt và đất cát, khâu chăm sóc lại dễ, tán nhỏ vì vậy nông dân có thể tận dụng đất trồng cây lâu năm để xen canh trồng chanh bông tím. Đây là một cách hữu hiệu để tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất.

Ông Trần Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Bình cho biết: Trồng chanh có nhiều lợi thế hơn so với các loại cây trồng khác như vốn ít, ít sâu bệnh nên người dân mạnh dạn chuyển đổi. Nếu giá chanh từ 10.000 đồng/kg trở lên thì không cây gì có hiệu quả bằng cây chanh.

Với những giá trị kinh tế mà cây chanh mang lại, cho thấy rằng người nông dân xã Nhị Bình ngày càng nhạy bén hơn trong việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, cũng như ngày càng nắm bắt nhanh chóng và vận dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. 

Có thể bạn quan tâm

Khuyến Khích Những Vùng Khó Khăn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Trồng Khác Khuyến Khích Những Vùng Khó Khăn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Cây Trồng Khác

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.

08/10/2013
Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi Măng Được Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

08/10/2013
Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao Vùng Chuyên Canh Rau Màu Cho Hiệu Quả Cao

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.

08/10/2013
Lợi Ích Từ Ứng Dụng “1 Phải, 5 Giảm” Lợi Ích Từ Ứng Dụng “1 Phải, 5 Giảm”

Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

08/10/2013
Thực Hiện Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp Để Gỡ Khó Cho Người Nuôi Cá Tra Thực Hiện Đồng Bộ Nhiều Giải Pháp Để Gỡ Khó Cho Người Nuôi Cá Tra

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

09/10/2013