Mô Hình Trồng Cây Măng Tây Xanh Hiệu Quả Ở Củ Chi

Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh.
Vì thế, Trạm khuyến nông không ngừng tìm ra những giống măng tây có khả năng kháng bệnh, cho năng xuất cao, khắc phục những yếu kém của giống măng trước đây, do đó vào tháng 7/2010 được sự đồng ý của Trung Tâm Khuyến Nông, trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức triển khai mô hình trồng măng tây tại xã Trung Lập Hạ.
Mời bà con tham khảo: Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh Măng Tây Xanh: Loài Cây Mới Trồng Ở Tây Ninh Măng Tây Chứa Hàm Lượng Dinh Dưỡng Và Nhiều Dược Tính Đặc Biệt |
Vào ngày 26/10/2011 trạm khuyến nông Củ Chi tổ chức nghiệm thu mô hình , về dự có lãnh đạo Trung Tâm Khuyến Nông, lãnh đạo địa phương và đông đảo bà con trồng măng tây thuộc huyện Củ Chi, kết quả mô hình đạt năng suất bình quân từ 7- 8 tấn /ha/ năm thứ 1, thu nhập bình quân 400 triệu đồng /ha /năm thứ 2.
Đây là một nguồn thu nhập rất cao so với các đối tượng cây trồng khác, tuy nhiên nhìn những mô hình măng tây thành công cũng như mô hình chưa hiệu quả, trạm khuyến nông Củ Chi cũng khuyến cáo đến bà con trồng măng tây tại huyện là: Cần trồng giống măng tây có khả năng kháng sâu bệnh cao, sinh trưởng phát triển mạnh, chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi hộ có từ 2- 3 nhân công thì nên trồng từ 1000 – 2000m2, vì thế bà con nên chọn quy mô sản xuất cho phù hợp để cây măng tây đem lại hiệu quả lâu dài và tạo thành một vùng cung cấp loại rau cao cấp này một cách ổn định
Có thể bạn quan tâm

Chiều 21.8, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Viết Chữ đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Siêu cao lương (SOL) Việt Nam để nghe giới thiệu về giống cây trồng Siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển cây Siêu cao lương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Đến thời điểm này, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đạt 729 tấn. Hiện tổng diện tích chè trên toàn huyện Bát Xát là 526 ha, tập trung ở các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng, Nậm Chạc, A Mú Sung…

Diện tích tăng chóng mặt, đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc và bị thương lái “đè” giá… nên thanh long Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn.

Nông dân trồng chanh tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đang rất lo lắng khi giá chanh trái đã giảm hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm những tháng đầu năm 2015 và đang có mức giá rất thấp.

Vùng na dai Chi Lăng (Lạng Sơn) có hơn 1.200 ha, với sản lượng năm nay ước đạt hơn 8 nghìn tấn. Hàng năm, cây na bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 đến hết tháng 9. Tại các xã: Quang Lang, Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, Mai Sao... nhiều hộ dân trồng từ 0,5 - 3 ha, cây na đem lại giá trị kinh tế cao, đạt hơn 75 triệu đồng/ha, là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc nơi đây.